2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
- Sinh năm : 1932 tại Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
- Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”,…
b. Tác phẩm Rừng xà nu
- Xuất xứ
- Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
- Hoàn cảnh ra đời
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
2.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Hình tượng rừng xà nu
- Ý nghĩa thực
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông…
- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân TN (Cành, củi xà nu có trong mỗi bếp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng…).
- Ý nghĩa biểu tượng
- Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương
- “Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc”, ngày nào cũng bị bắn hai lần, “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn”.
- “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”.
- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau:
- Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: “vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”.
- Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
- Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, đạn đại bác không giết nỗi chúng.
- Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người TN
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt:
- “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”.
- Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”.
- Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: “…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
- Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời.
- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng.
- Rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam, cả dân tộc…
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt:
- Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương
⇒ Cây xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt và tinh thần đoàn kết, yêu thương tự do của đồng bào Tây Nguyên dưới sự hủy diệt của kẻ thù.
b. Tập thể nhân dân làng Xô Man
- Hình tượng nhân vật Tnú
- Hoàn cảnh
- Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ, được dân làng cưu mang nuôi dưỡng.
- Tnú đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ.
- Tính cách
- Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
- Khi còn nhỏ
- Đi nuôi cán bộ.
- Quyết tâm học chữ.
- Làm liên lạc bị bắt vẫn không khai cộng sản ở đâu.
- Khi trưởng thành
- Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng.
- Vùng lên cứu vợ con khi bị giặc tra tấn.
- Bị giặc bắt nhưng không sợ mà dũng cảm đối đầu trực diện với kể thù.
- Bị đốt 10 ngón tay nhưng không thèm kêu van.
- Khi còn nhỏ
- Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng.
- Với gia đình:
- Yêu thương vợ con sâu sắc.
- Lao vào hiểm nguy để cớ cứu lấy vợ con.
- Với quê hương
- Đó là tình yêu máu thịt.
- Đi dâu cũng đau đáu hướng về.
- Với gia đình:
- Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
- Hoàn cảnh
⇒ Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
- Cụ Mết
- Tính cách
- Trung thành với Đảng.
- Dứt khoát: Chỉ một lời khen “được”.
- Trầm tĩnh ít nói.
- Bản lĩnh, từng trải, quyết đoán.
- Tự hào về truyền thống của quê hương mình.
- Ngoại hình
- Quắc thước, khỏe mạnh.
- Oai phong lẫm liệt → Mang bóng dáng những con người trong sử thi.
- Tính cách
⇒ Là đại diện của quần chúng, là gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn. Là chỗ dựa tinh thần và là pho sử sống. Là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của các thế hệ người dân Tây Nguyên.
- Mai và Dít
- Dịu dàng, nhân hậu, giàu tình cảm.
⇒ Vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Bé Heng
- Hoạt bát, lanh lợi.
- Gắn bó với cuộc chiến đấu của buôn làng.
⇒ Là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
⇒ Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc.
c. Nghệ thuật
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện:
- Chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
- Hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người.
- Hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng.
- Giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng…
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
- Cảm hứng lãng mạn:
- Đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
- Lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.