1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
– Nhà báo Huy Đăng công tác tại báo Tuổi trẻ Cuối Tuần, chuyên về mảng thể thao.
– Số lượng bài báo: 156, trong đó có nhiều bài viết tiêu biểu như: Olympic Tokyo 2020: Bữa tiệc công nghệ không trọn vẹn; Tìm giới hạn con người dưới lớp băng,…
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản Pa-ra-lim-pic: Một lịch sử chữa lành những vết thương được đăng trên báo Tuổi trẻ Cuối Tuần, ngày 05/9/2021.
b. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin.
c. Bố cục văn bản:
– Đoạn 1: Lịch sử ra đời và các chặng đường phát triển của Paralympic.
– Đoạn 2: Sự cố gắng vươn lên của những vận động viên khuyết tật.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Văn bản Pa-ra-lim-pic: Một lịch sử chữa lành những vết thương cung cấp thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic đồng thời nhấn mạnh những năng lực đặc biệt của những người không may mắc khiếm khuyết trên cơ thể. Từ đó đem tới nhiều thông điệp nhân văn.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Chủ đề văn bản
– Chủ đề của văn bản: Lịch sử kì thi Pa-ra-lim-pích.
– Cách tiếp cận vấn đề của tác giả: nêu tiêu đề và cách tiếp cận đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc. Trước nay, ta thường nghĩ tới thể thao như một lĩnh vực phô trương sức mạnh thể lực của con người, vì thế, thể thao là sân chơi của kẻ mạnh, người chiến thắng. Nhưng tác giả lại quan tâm đến một khía cạnh khác – khả năng chữa lành mọi vết thương của thể thao. Đây là một cách tiếp cận rất độc đáo, mới mẻ và đầy tính nhân văn.
1.2.2. Yếu tố phi ngôn ngữ
– Hình ảnh bác sĩ Gắt-mừn và thế hệ những vận động viên đầu tiên ở giải đấu tiền thân của Paralympic:
+ Thể hiện sự đối lập giữa một bên là những vết thương và nỗi đau mà các nhân vật phải đối mặt (thể hiện qua hình ảnh chiếc xe lăn) và một bên là niềm lạc quan của các vận động viên với nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt.
+ Gương mặt phúc hậu và bàn tay đặt lên vai các vận động viên khuyết tật của bác sĩ Gắt-mừn tượng trưng cho sự tin tưởng, nâng đỡ, động viên đầy thân ái của ông với các cựu chiến binh vừa bước ra khỏi chiến tranh. Bức ảnh vừa ghi lại khoảnh khắc lịch sử, vừa đem lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc.
Bác sĩ Gắt-mừn và thế hệ những vận động viên đầu tiên ở giải đấu tiền thân của Pa-ra-lim-pích
– Số liệu: là những con số biết nói:
+ Số lượng 16 vận động viên thể thao đầu tiên – Thế vận hội Xe lăn Quốc tế; con số 400 vận động viênđến từ 23 quốc gia tham dự kì Pa-ra-lim-pic đầu tiên diễn ra ở Rôm cho thấy sự phát triển nhanh chóng của phong trào thể thao dành chongười khuyết tật.
+ Con số 8.164m chiều cao của ngọn nú Man-na-xlu; 335 km ở Nam Cực nhấn mạnh sự nỗ lực và sức mạnh phi thường của con người.
1.2.3. Vai trò của yếu tố tự sự
– Câu chuyện thứ nhất: kể về sự ra đời và phát triển của kì thi Pa-ra-lim-pic, từ chỗ là một sự kiện thể thao nhỏ và tự phát năm 1948 đến thời điểm trở thành một thế vận hội quốc tế, có vị trí bình đẳng với kì thi Ô-lim-píc.
-> Ý nghĩa: thể hiện những nỗ lực của nhân loại trong việc hỗ trợ, chữa lành những tổn thương và đem lại cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật.
– Câu chuyện thứ hai và thứ ba: kể về hành trình vượt qua nỗi đau của Gia-co Van-Gát, một vận động viên khuyết tật, vốn là cựu quân nhân ngươi Anhvà Brét-ly Xnai-đơ, một vận động viên khiếm thị từng phục vụ trong hải quân Mĩ.
-> Ý nghĩa: làm nổi bật sức mạnh, ý chí, tinh thần lạc quan của con người cũng như khả năng của thể thao trong việc chữa lành những vết thương.
– Yếu tố tự sự trong văn bản: vừa tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn và gợi lên nhiều cảm xúc, suy tư cho người đọc, vừa góp phần truyền tải một cách gián tiếp và khéo léo thông điệp của tác giả.
1.2.4. Thái độ, quan điểm của tác giả
– Quan điểm của tác giả: được thể hiện qua việc chọn lọc thông tin.
+ Thể thao không chỉ là nơi phô diễn sức mạnh, nâng cao thể chất, mà còn có tác dụng hàn gắn rạn nứt, chữa lành các thương tổn tinh thần.
+ Thể thao không chỉ là sân chơi của kẻ mạnh, của đa số mà còn là nơi những người thiểu số, yếu thế có thẻ cất lên tiếng nói của mình.
=> Qua đó tác giả gửi gắm bức thông điệp đầy tính nhân văn về vai trò của thể thao đối với cuộc sống con người.
– Thái độ của tác giả: qua câu chuyện về hai vận động viên khuyết tật nổi tiếng để làm nổi bật khả năng vượt qua nỗi đau của con người. Từ đó, truyền tải thông điệp về tinh thần lạc quan và khả năng chữa lành của thể thao.
1.2.5. Thông điệp ý nghĩa và bài học ứng xử trước những tổn thương
– Thông điệp: Các nhân vật trong văn bản đều là những người đã từng phải trải qua những nỗi đau cả về thể xác và tinh thần. Nhưng họ đã biến những trải nghiệm đau khổ đó thành động lực để tạo nên sự thay đổi trong xã hội hoặc đã học cách thích nghi để tìm ra hướng đi mới cho cuộc đời của mình trong cuộc sống.
– Bài học: Cách ứng xử của mỗi người với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác: bạn không nên kì thị và phân biệt đối xử với những người bị khuyết tật.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Qua văn bản, người đọc có thêm hiểu biết về Pa-ra-lim-pich, thấy được và phải khâm phục trước những con người với nghị lực phi phàm.
– Văn bản hắc nhở chúng ta không được quên đi những lịch sử tốt đẹp.
– Truyền tải động lực tích cực, khuyên con người hãy luôn cố gắng nỗ lực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Bố cục chặt chẽ.
– Phân chia nội dung rõ ràng giúp người đọc người nghe hiểu hơn vấn đề đang bàn luận.