Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Ôn tập Học kì 2 – Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

– Tác gia Nguyễn Du: Văn bản cung cấp thông tin về cuộc đời, sự nghiệp nghệ thuật và đặc điểm sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du.

– Trao duyên – Nguyễn Du: Qua tâm trạng Thuý Kiều, đoạn trích cho thấy sức cảm thông lạ lùng của đại thi hào Nguyễn Du với thân phận bi kịch và khát vọng tình yêu của con người.

– Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du: Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

– Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.

“Và tôi vẫn muốn mẹ…” – Svetlana Alexievich: Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ.

– Cà Mau quê xứ – Trần Tuấn: Tác phẩm Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây.

– Nữ phóng viên đầu tiên – Trần Nhật Vy: Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên khắc họa chân dung người nữ phóng viên, một nhà báo tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Bà là người mở đường cho nữ quyền và thơ mới, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

– Trí thông minh nhân tạo: Văn bản đã đưa ra thông tin về tốc độ phát triển, các loại thông minh nhân tạo và tác động của chúng đối với đời sống con người.

– Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương: Qua văn bản, người đọc có thêm hiểu biết về Pa-ra-lim-pich, thấy được và phải khâm phục trước những con người với nghị lực phi phàm.

– Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ: Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại.

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu: Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khắc nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta.

– Cộng đồng và cá thể: Văn bản là một bài tiểu luận nêu lên quan điểm về mối quan hệ giữa con người và cộng động. Qua những lập luận, dẫn chứng cụ thể, tác giả khiến người đọc phải ngẫm nghĩ về giá trị của một con người trong công đồng, về những gì bản thân đã làm được cho xã hội và làm thế nào để xã hội có thể phát triển hơn.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

– Biện pháp tu từ lặp cấu trúc:

+ Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ.

+ Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.

– Biện pháp tu từ đối:

Đối trong một cụm từ hoặc đối giữa hai vế câu.

Đối trong một cặp câu.

– Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:

+ Thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng.

+ Gợi những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc.

+ Làm mới cách biểu đặt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ.

– Infographic (đồ hoạ thông tin):

+ Truyền đạt thông tin;

+ Tạo sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận bằng hiệu quả thẩm mĩ của hình thức trình bày như màu sắc, đường nét,…

– Cách giải thích nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị.

+ Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.

+ Làm rõ nghĩa từng yếu tố của từ, sau đó tổng hợp lại.