Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Ôn tập Bài 7 – Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Ôn lại đặc trưng thể loại truyện thơ Nôm

1.1.1. Điểm nhìn trong truyện thơ

– Truyện thơ thường sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.

– Tuy nhiên, trong một số trường hợp, truyện thơ cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri từ một số nhân vật như điểm nhìn của nhân vật “anh” trong Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái) hoặc điểm nhìn của nhân vật Thuý Kiều ở một số đoạn trong Truyện Kiều (Nguyễn Du).

1.2.2. Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm

Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc họa không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.

1.2.3. Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện thơ Nôm và “Truyện Kiều”

Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,…

– Trong đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Từ Hải trên đây, tâm lí của Từ Hải được miêu tả trước hết qua nhận xét trực tiếp của người kể chuyện (Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ) và sau đó, qua độc thoại nội tâm của Từ Hải.

Xem chi tiết truyện thơ Nôm:

– Trao duyên – Nguyễn Du

– Độc “Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du

– Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

1.2. Ôn lại đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối

Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn.

Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.

+ Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

1.3. Ôn lại cách viết văn bản NL về một vấn đề xã hội

– Xác định rõ vấn đề xã hội mà bạn muốn nghị luận. Đó phải là một vấn đề có tính phản ánh đời sống, xã hội, tác động đến nhiều người, gây tranh cãi và đòi hỏi sự chú ý của công chúng.

– Xây dựng lập luận logic, có tính thuyết phục, trình bày sự phân tích và đánh giá vấn đề xã hội đó một cách khách quan và sâu sắc.

– Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng người đọc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng ngôn từ và hình thức viết tắt, ngôn ngữ lệch lạc hay mất tôn trọng đối với những đối tượng liên quan.