Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Một người Hà Nội – Nguyễn Khải – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

– Nguyễn Mạnh Khải (1930- 2008), sinh tại Hà Nội.

– Nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ.

– Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945.

– Nhà văn luôn xông xáo, bám sát thời sự, khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý sâu sắc.

Tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc, Đường trong mây, Một thời gió bụi…

Nhà văn Nguyễn Mạnh Khải

Nhà văn Nguyễn Mạnh Khải (1930- 2008)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Hoàn cảnh ra đời: năm 1960, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, đổi mới của văn học.

Xuất xứ: Rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi″ (NXB Hà Nội 1995).

c. Bố cục: 

Phần 1:Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về cô Hiền.

Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.

Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.

Phần 4: Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau chiến thắng mùa xuân 1975.

Phần 5: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ đổi mới.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện Một người Hà Nội xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật bà Hiền

a. Vài nét chung:

Giới thiệu: chúng tôi gọi là cô, cô Hiền một cách tự nhiên, giản dị, chân thực cho thấy được tình cảm yêu mến.

Đặc điểm: Xinh đẹp, thông minh.

– Trong nhận định của nhân vật tôi: “ …đích thị là tư sản”.

Hình ảnh nhân vật bà Hiền

Hình ảnh nhân vật bà Hiền

b. Tính cách:

* Bà hiền trong cuộc sống gia đình:

– Quan niệm về người chồng:

+ Chọn một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ.

+ Không chọn văn nhân, quan chức.

=> Xây dựng một gia đình bình ổn.

Quan niệm về người vợ:

+ Đàn bà là nội tướng.

+ Người phụ nữ là người quán xuyến mọi việc, giữ lửa cho hạnh phúc.

Quan niệm về dạy con:

+ Việc sinh con, chấm dứt ở tuổi 40, muốn con tự lập không bám vào anh chị.

+ Dạy con: từng đường đi, nước ở: Sống chuẩn mực từ cách ăn nói, cách cầm bát đũa: Dạy con biết xấu hổ, tự trọng.

=> Bà Hiền là người phụ nữ tự trọng, tự chủ, biết lo toan tính toán trước sau, luôn giữ được chuẩn mực gia phong.

* Bà Hiền trong nếp sinh hoạt của người Hà Nội:

Trước 1954: Sống với Hà Nội.

Sau 1954: Dù nhiều biến động nhưng vẫn gắn bó với Hà Nội; Giữ nếp sống, nếp nghĩ của người Hà Nội, trong cách ăn ở, nói năng, cư xử.

Sau 1975:

+ Vẫn mở tiệc.

+ Giữ nét đẹp của người Hà Nội.

+ Phòng khách sang trọng; cái khánh, sập gụ chân quỳ, bát thuỷ tiên men đỏ….

=> Chất văn hoá của người Hà Nội đã thấm sâu vào lối sống, tâm hồn bà Hiền ->Bà như một hạt bụi vàng của Hà Nội.

* Bà Hiền trước những biến động của lịch sử, xã hội:

Sau năm 1954:

+ Vẫn ở lại Hà Nội

+ Khẳng định: “Cả đời tao chưa bị ai cám dỗ”

+ Thẳng thắn nhận xét về chế độ mới: vui hơi nhiều, nói hơi nhiều…can thiệp vào nhiều việc của dân quá…

+ Tỉnh táo trong việc làm ăn

+ Luôn giữ nếp sinh hoạt từ xưa đến nay

+ Bà bảo: “ Tao có bộ mặt tư sản, một cách sông rất tư sản nhưng lại không bóc lột ai sao thành tư sản được”

Sau 1975:

+ Vẫn giữ thói quen cũ, mở tiệc cho những người Hà Nội để lưu giữ vẻ đẹp của đất kinh kì

+ Luôn giữ vững vẻ đẹp của người Hà Nội trước những văn hoá du nhập từ bên ngoài

+Trong mọi biến cố, cô luôn tin Hà Nội vẫn đẹp, văn hoá Hà Nội như cây si cổ thụ

=> Bà Hiền là  một người Hà Nội lịch thiệp, nho nhã, khiêm tốn luôn yêu, gắn bó và tự hào về mảnh đất kinh kì văn hiến.

1.2.2. Nhân vật người kể chuyển

Sở thích: Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.

Cái nhìn: lịch lãm, sâu sắc.

Cách kể chuyện: vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.

Giọng kể: Chiêm nghiệm- triết lý.

Ngôn ngữ: vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.

1.2.3. Đặc sắc nghệ thuật của truyện

Nghệ thuật trần thuật:

+ Đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá.

+ Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại.

Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Hình ảnh cây si cổ thụ, hạt bụi vàng…

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Khắc hoạ vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vât cô Hiền.

– Sự trân trọng và tình yêu tha thiết đối với Hà Nội.

1.3.2. Về nghệ thuật

Truyện ngắn hiện đại với cách kể chuyện linh hoạt, tình huống kịch tính, hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả cảnh và tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh có nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, giàu cảm xúc…