Hóa học 11 KNTT Bài 9: Ôn tập chương 2

Hóa học 11 KNTT Bài 9: Ôn tập chương 2

1.1. Nitrogen

− Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất.

− Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử: 2s22p3.

− Số oxi hoá thường gặp: −3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

− Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững (N\(\equiv \)N).

− Đơn chất nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hoá học mạnh hơn khi đun nóng và có xúc tác.

− Đơn chất nitrogen thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

1.2. Ammonia – muối ammonium

a. Ammonia

− Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn 1 cặp electron không liên kết

− Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hoá lỏng; ammonia có tính base và tính khử.

− Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber−Bosch.

b. Muối ammonium

− Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt.

− Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khi có mùi khai.

1.3. Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

a. Oxide của nitrogen

− Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí và gây

mưa acid.

b. Nitric acid

− Nitric acid là chất lỏng, tan tốt trong nước, bốc khói trong không khi ẩm.

− Nitric acid có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

1.4. Sulfur và sulfur dioxide

a. Sulfur

− Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

− Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 3s23p4.

− Số oxi hoá thường gặp: −2, 0, +4, +6.

− Phân tử dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử (S8) và tương đối bền.

− Sulfur thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

b. Sulfur dioxide

− Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ), đốt chảy sulfur và khoáng vật sulfide,...

− Sulfur dioxide có tính chất của oxide acid, có tinh oxi hoá và tính khử.

1.5. Sulfuric acid và muối sulfate

a. Sulfuric acid

− Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.

− Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

− Bảo quản, sử dụng sulfuric acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ

− Sulfuric acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite.

b. Muối sulfate

− Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate,...

− Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+.