Sinh học 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào

Sinh học 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào

1.1. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

a. Tế bào nhân sơ

Hình 7.2. Cấu trúc của tế bào nhân sơ (ví dụ vi khuẩn Escherichia coli)

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (trung bình khoảng 0,5 – 5,0 µm) và cấu tạo đơn giản gồm: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân chứa phân tử DNA dạng vòng kép và ribosome. Nhiều tế bào có vỏ nhầy, plasmid, lông nhung, roi

b. Tế bào nhân thực

Hình 7.3. Cấu trúc của tế bào nhân thực

- Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ (trung bình khoảng 10 – 100 µm) và có cấu tạo phức tạp: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng như ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi,...

- Riêng tế bào động vật có trung thế, lysosome. Tế bào thực vật không có trung thể, lysosome nhưng có thành tế bào, lục lạp và không bào trung tâm mà tế bào động vật không có.

1.2. Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

a. Màng sinh chất

Màng sinh chất bao bọc toàn bộ vật chất bên trong tế bào và kiểm soát các chất ra, vào tế bào; có cấu trúc khám lỏng gồm hai lớp lipid xen kẽ các phân tử protein; có tính thẩm chọn lọc với các chất đi qua.

Hình 8.2. Cấu trúc của màng sinh chất

- Cấu trúc ngoài màng sinh chất.

+ Chất nền ngoại bào

+ Thành tế bào

b. Nhân

Hình 8.6. Cấu trúc của nhân

- Nhân chứa chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

- Màng nhân là màng kép đóng vai trò bảo vệ nhân và có các lỗ cho các chất đi qua.

- Chất nhân chứa sợi nhiễm sắc mang thông tin di truyền.

- Nhân con có vai trò tổng hợp ribosome.

c. Tế bào chất

Tế bào chất bao gồm bào tương, các bào quan và bộ khung tế bào.

d. Ti thể

- Ti thể là bào quan tham gia hô hấp tế bào tạo phần lớn ATP cho các hoạt động sống của tế bào.

- Ti thể có màng kép bao bọc với các mào làm tăng diện tích bề mặt cho hoạt động của các enzyme tham gia chuỗi truyền electron, tổng hợp ATP và chất nền chứa nhiều loại enzyme, DNA, ribosome.

e. Lục lạp

Hình 8.8. Cấu trúc của lục lạp ở tế bào thực vật

Lục lạp là bào quan thực hiện quang hợp. Bên trong lục lạp có các túi dẹt thylakoid mang các sắc tổ quang hợp và stroma chứa nhiều loại enzyme, DNA và ribosome.

f. Lưới nội chất

Hình 8.9. Cấu trúc của lưới nội chất

Lưới nội chất là mạng lưới các túi dẹt và ống thông với nhau, là nơi sản xuất và vận chuyển các phân tử protein, lipid và là "nhà máy" sản xuất màng.

g. Bộ máy golgi

Hình 8.10. Bộ máy Golgi và sự tiết protein.

Bộ máy Golgi là bào quan có hệ thống các túi dẹt làm nhiệm vụ sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất đến các bào quan khác hay xuất ra màng

h. Lysosome

Hình 8.11. Cấu trúc của lysosome

Lysosome là bào quan tiêu hoá của tế bào chứa các enzyme phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, polysaccharide, lipid.

k. Không bào

Không bào trung tâm của tế bào thực vật trưởng thành, đóng vai trò điều chỉnh lượng nước trong tế bào, dự trữ hay mang chất thải, sắc tố.

i. Peroxisome

Hình 8.14. Cấu trúc của peroxisome

Peroxisome là bào quan chứa các enzyme oxi hoá tham gia phân giải các chất độc.

m. Ribosome

Ribosome là bào quan không có màng, cấu tạo từ rRNA và protein, tham gia tổng hợp protein.

n. Trung thể

 

Hình 8.16. Cấu trúc của trung thể

Trung thể được cấu tạo chủ yếu từ các vi ống, đóng vai trò quan trọng trong phân chia tế bào

l. Bộ khung tế bào

Hình 8.17. Sơ đồ một phần bộ khung tế bào

Bộ khung tế bào là mạng lưới các vi ống, vi sợi và các sợi trung gian, làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ học, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia vào sự vận động của tế bào.