Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a) Bối cảnh lịch sử

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX. Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức) đã đặt nền tảng cho các phát mình của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Tượng An-be Anh-xtanh ở bảo tàng I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ)

Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (đầu mỏ, than đá,…), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.

b) Thành tựu cơ bản

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động; người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,….

Thành tựu quan trọng đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính.

Sau đó, với sự xuất hiện của mạng, internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Sự ra đời của mạng kết nối internet không đây là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

Kết nối các thiết bị qua mạng không dây (wifi)

Tự động hoá và công nghệ rô-bốt ra đời đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Các cánh tay rô-bốt đang làm việc trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô

Rô-bốt ASIMO do công ti Hon-da chế tạo (200)

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn gắn với thành tựu trong công cuộc chỉnh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.

Vệ tinh nhân tạo Xpút-ních 1 do Liên Xô phóng lên quỹ đạo (1957)

Nhà du hành không gian Neo Am-strong (Mỹ) – người đầu tiên đặt chân lên mặt Trăng (1969)

1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Bối cảnh lịch sử

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XI và vẫn đang tiếp diễn. Cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trực tiếp thừa hưởng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số, khi internet ngày càng phổ biến, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực. Các công nghệ số với phần cứng của máy tính, phần mềm và hệ thống mạng ngày càng phức tạp, được tích hợp nhiều chức năng hơn.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, nơi có trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng kĩ thuật số phát triển.

b) Thành tựu cơ bản

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liển với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ gen, công nghệ na-nô,.. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa mới bắt đầu, nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của thế kỉ XI.

Internet vạn vật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lí đô thị, giao thông, xây dựng, thời trang, chăm sóc sức khoẻ,… không những mang lại sự hiệu quả, kinh tế, tiện nghỉ cho con người, mà thông qua các thiết bị được kết nối, nhiều dữ liệu được thu thập, giúp hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data). Kho dữ liệu khổng lồ này rất quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghệ trong thời đại 4.0.

“Kết nối vạn vật” thông qua internet

Rô-bốt có gắn “trí tuệ nhân tạo”

1.3. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

a) Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế

Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, cũng như toàn thế giới.

Những ứng dụng của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội,… đo đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

Sự ra đời của các nhà máy thông minh ứng dụng công nghệ tự động hoá và trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,…

b) Tác động về xã hội, văn hoá

*Lĩnh vực

– Xã hội:

+ Tích cực 

  • Tự động hoá giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt trong những công việc nguy hiểm, trong môi trường độc hại.
  • Tri thức đưa đến sự phân hoá trong lực lượng lao động, số lượng người lo động có kỉ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng,
  • Ngày nay, con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm thời gian,…

+ Tiêu cực

  • Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
  • Gây ra sự phân hoá trong xã hội, nới rộng khoảng cách giàu – nghèo.
  • Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội.

– Văn hoá:

+ Tích cực 

  • Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện.
  • Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên internet rất thuận tiện, nhanh chóng.
  • Quá trình giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, khu vực diễn ra đễ dàng và thuận tiện.

+ Tiêu cực

  • Phát sinh các vấn để liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ,…
  • Làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại; xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.