Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 12: Văn minh Đại Việt

1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành

a) Khái niệm văn minh Đại Việt

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tỉnh thấn tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập của Việt Nam từ thể kỉ X đến giữa thế ki XIX.

b) Cơ sở hình thành

Văn minh Đại Việt có nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1 000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc.

Trải qua các triểu đại (Ngô, Đình, Tiền Lê, Lý, Trần,…), triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

Văn minh Đại Việt cũng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,..) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,…

1.2. Tiến trình phát triển 

NGÔ – ĐINH – TIỀN – LÊ

+ Sau chiến thắng Bạch Đẳng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), nền độc lập dân tộc được khôi phục hoàn toàn.

+ Triểu Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lử (Ninh Bình) kinh tế và văn hoá dân tộc bước đầu phát triển.

LÝ – TRẦN – HỒ

+ Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long (Hà Nội),mở ra thờ iki phát triển rực rõ của văn minh Đại Việc Nhà Trần kế thừa và phát huy các thành tựu của nhà Lý. Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần là tam giáo đồng nguyên (kết hợp hài hoà Nho – Phật – Đạo).

+ Từ năm 1407 đến năm 1427,nhà Minh thống thực hiện chính sách huỷ diệt văn minh Đại Việt.

MẠC – LÊ TRUNG HƯNG

+ Năm 1527, nhà Mạc thành lập, khuyến khích phát triển kinh tế công thương nghiệp và văn hoá, Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là kinh tế hướng ngoại.

+ Thời Lêtrung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hoá và bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây.

LÊ SƠ

+ Năm 128, nhà Lê sơ được thành lập, Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.

+ Văn mình Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tích rực rỡ trên cơ sờ độc tân Nho học (coi trọng giáo dục Nho học, tuyển dụng quan lại thông qua thí cử,…).

TÂY SƠN – NGUYỄN (Trước năm 1858)

+ Cuối thế kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn bùng nổ và lan rộng, lật đổ các chính quyển phong kiến trong nước, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, thành lập vương triểu, tạo nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

+ Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập xây dựng quốc gia thống nhất.

+ Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật tính thống nhất: những khác biệt giữa các vùng miến được giảm bớt.

1.3. Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt

a) Chính trị

* Thiết chế chính trị

Các vương triều Đinh – Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý – Trần và đạt đến đình cao dưới triểu Lê sơ.

Trong tiến trình phát triển, các triểu đại quân chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV ~ đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông (cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).

* Pháp luật

Các vương triểu Đại Việt chú trọng xây dựng luật pháp. Các bộ luật như: Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần, Quốc triểu hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn là những thành tựu lập pháp tiêu biểu.

Trang bìa bản dịch hai bộ luật tiêu biểu của Việt Nam thời kì quân chủ

b) Kinh tế

* Nông nghiệp

Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt. Các triểu đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp. Các hoàng để thường thực hiện nghỉ lễ Tịch điền vào mùa xuân để khuyến khích nghề nông phát triển. Nghi lẻ Tịch điền sớm nhất theo sử sách ghi chép do vua Lê Hoàn thực hiện tại Núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) vào năm 987.

Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều, cử quan lại thường xuyên trông coi việc đắp đê, khơi vét kênh mương, đào nắn các dòng chảy,… phục vụ sản xuất. Để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, triểu đình có quy định cấm giết trâu, bò, nếu vỉ phạm sẽ bị phạt nặng.

Công cuộc khai hoang mở rộng diện tích canh tác được tiến hành thường xuyên. Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ. Cư dân đã du. nhập và cải tạo những giống lúa từ bên ngoài để thích ứng với tình trạng ngập nước vào mùa hạ ở
khu vực phía Bắc.

* Thủ công nghiệp

Thời kì này nhiều nghề thủ công phát triển, nổi tiếng nhất là các nghề: đệt, gốm sứ, luyện kim. Bên cạnh đó còn có các nghề: chạm dục gỗ, chạm khắc đá, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn,…

Các xưởng thủ công của Nhà nước (Cục Bách tác) chuyên sản xuất các mặt hàng, độc quyền của triều đình như: tiền, vũ khí, trang phục và đồ dùng của hoàng cung,…

Trong các làng xã, bên cạnh nghề chính là nông nghiệp, người dân còn làm các nghề thủ công. Có một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao. Thợ thủ công từ nhiều làng nghề cùng tập trung ở các khu đô thị để sản xuất và buôn bán.

Tại kinh thành Thăng Long đã th thành nhiều phố nghề. Ở các địa phương, cũng xuất hiện các trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như: Kim Lan và Bát Tràng (Hà Nội), Thiên Trường (Nam Định), Chu Đậu (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang),…

Nhiều sản phẩm chạm khắc gỗ, đá còn được bảo tồn đến ngày nay như: tượng thờ và đồ thờ trong một số di tích tôn giáo, tín ngưỡng, bia đá ghi danh những người đỗ đạt,… ở khắp mọi miền đất nước. Tiêu biểu là 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Từ Giám (Hà Nội), bộ cửa gỗ chùa Phổ Minh (Nam Định),…

Thạp gốm thời Lý

Bộ cửa gỗ chạm rông thời trần ở chùa Phổ Minh (Mỹ Lộc, Nam Định)

* Thương nghiệp

Bắt đầu từ thời Tiển Lê (thế kỉ X), các triểu đại đều cho đúc các loại tiển kim loại riêng.

Năm 1149, nhà Lý thành lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh), tạo điều kiện cho thuyền buôn từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,… đến trao đổi hàng hoá. Đầu thế kỉ XV, Đại Việt có nhiều thương cảng có buôn bán với nước ngoài do nhà nước quản lí.

Từ thế kỉ XVI, đặc biệt trong thế kỉ XVII, khi thương mại Á – Âu phát triển, các công tỉ như Công ti Đông Ấn Hà Lan, Công ti Đông Ấn Anh và thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á,… đã đến Đại Việt buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước.

c) Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo

* Tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì.

Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ (thần Trống đồng) được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triểu đình bảo trợ và phát triển dưới hình thức một nghỉ lễ nhằm giữ đạo trung với vua, với quốc gia.

Từ thế kỉ XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo; thờ mẫu Thượng Thiên (mẹ Trời), mẫu Địa (mẹ Đất), mẫu Thoải (mẹ Nước), mẫu Thượng Ngàn (mẹ Rừng) và mẫu Liễu Hạnh (thường được đồng nhất với mẫu Thượng Thiên).

Việc thờ Thành hoàng làng tại đình, đến, miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.

Đình Tây Đằng (Hà Nội)

* Tư tưởng, tôn giáo

Nho giáo: được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử; năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám (Hà Nội) làm trường học Nho giáo cao cấp của triều đình.

Nhà Lê sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng, chính thống của nhà nước quân chủ.

Phật giáo: được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên, trung tâm nổi tiếng là chùa Dâu (Bắc Ninh). Phật giáo hoà quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.

Tháp chuông chùa Keo thời Lê trung hưng (Thái Bình)

Đạo giáo: có vị trí nhất định trong xã hội. Các triểu đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên (thời Lý); Trấn Vũ, Bích Câu, Huyển Thiên (thời Lê trung hưng);… “Tam giáo đồng nguyên” là đặc điểm nổi bật trong đời sống tôn giáo thời Lý – Trần.

Sự du nhập của Công giáo: Từ năm 1533, một giáo sĩ người phương Tây đã đến vùng ven biển Nam Định truyền đạo. Đến giữa thế kỉ XVII, có khoảng 340 nhà thờ và 350 000 tín đồ, tập trung ở các đô thị và vùng ven biển.

d) Giáo dục và khoa cử

Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt. Vương triểu Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thị, lấy đỗ gần 1 000 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. Triểu Mạc trong thời gian ở Thăng Long (1529 – 1592) đều đặn ba năm tổ chức một khoa thị, lấy đỗ 484 tiến sĩ.

Nhiều người đỗ đạt, làm quan và trở thành các nhà văn hoá lớn của đân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,…

Các triểu đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. Từ năm 1442, nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh và vinh quy bái tổ. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia đá ở Văn Miếu, khắc tên những người đỗ tiến sĩ… Nhà Nguyễn đặt ở mỗi tỉnh một quan Đốc học để chuyên trách việc giáo dục, khoa

Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

e) Chữ viết và văn học

* Chữ viết

Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính nhà nước, trong giáo dục và khoa cử của Đại Việt.

Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và được sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII.

Từ đầu thế kỉ XVI, cùng với sự du nhập của Công giáo, chữ Quốc ngữ đã xuất hiện và dân được hoàn thiện.

* Văn học

Văn học Đại Việt phong phú, đa dạng, gốm hai bộ phận: văn học đân gian và văn học viết.

Văn học dân gian Đại Việt thời kì này được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, gồm các thể loại như truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca,… phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm và răn dạy,…

Văn học viết sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, Nôm, gồm các thể loại như: thơ, phú, hịch, cáo, truyện,… Nội dung thể hiện tỉnh thần yêu nước, niềm tin tôn giáo tín ngưỡng,…

g) Nghệ thuật

* Kiến trúc

Thành tựu tiêu biểu về kiến trúc Đại Việt là các kinh đô: Hoa Lư (thời Định – Tiền Lê), Thăng Long (thời Lý – Trần – Lê), Tây Đô (thời Hồ) và Huế (thời Nguyễn). Bên cạnh đó là rất nhiều công trình kiến trúc như: chùa, tháp, đến, đình, miếu, nhà thờ,… được xây dựng ở khắp cả nước.

* Điêu khắc

Điêu khắc Đại Việt thời kì này phát triển, đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượn;

Tượng Phật Bà Quan Âm thời Lê trung hưng ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

* Tranh dân gian

Tranh dân gian bao gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết. Kĩ thuật chủ yếu là in trên giấy đó bằng nhiều ván khắc, sau đó có sửa lại bằng tay.

Thời kì Lê trung hưng xuất hiện các dòng tranh nổi tiếng: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế),…

* Nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn rất đa dạng về thể loại, bao gồm biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian.

Dàn nhạc công được chạm khắc trên chân tảng đá chùa Phật Tích thời Lý (Bắc Ninh)

Năm 1437, vua Lê Thái Tông giao Nguyễn Trãi và Lương Đăng làm nhã nhạc cung, đình và cấm các loại hình ca múa nhạc cổ truyền như tuống, chèo,…

Trong dân gian, các loại hình diễn xướng như tuồng, chèo, múa rối phát triển rộng rãi. Nhiều giáo phường được thành lập. Nhạc cụ truyền thống gồm nhiều loại thuộc bộ gõ, bộ hơi và bộ dây.

Hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hát cửa đình) xuất hiện từ khoảng thế kỉ XV trong cung đình, rồi dần lan toả và phổ biến trong đời sống dân gian.

Hát văn (còn gọi là chầu văn) là loại hình ca múa nhạc dân gian, gắn liễn với thực hành nghĩ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. 

h) Khoa học, kĩ thuật

* Sử học

Sử học được nhà nước và nhân đân quan tàm, nhiều công trình được biên soạn qua các thời kì khác nhau.

Thời lý có Sử ký (của Đỗ Thiện) nhúng đã thất truyền. Thời Trần thành lập Quốc sử viện là cơ quan chuyên viết sử, tác phẩm nổi tiếng là Đại Việt sử ký
(Lê Văn Hưu).

Thời Lê sơ, việc chép sử được triều đình đặc biệt coï trọng, với nhiều sử gia nổi tiếng như Phan Phu Tiên, Ngô Sÿ Liên, Vũ Quỳnh… Bộ quốc sử tiêu biểu thời kì này là Đại Việt sử ký toàn thư.

Triều Nguyễn thành lập Quốc sử quán, biên soạn nhiều công trình sử học, tiêu biểu nhứ: Đại Nam thực lục, Khẩm định Việt sử thông giảm cưởng mục… ngoài ra còn có các công trình sử học của cá nhân biên soạn

* Địa lí

Thời kì này xuất hiện nhiều công trình địa chí ghỉ chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục,… của đất nước và các địa phương.

Tiêu biểu phải kể đến: Dư địa chí (Nguyễn Trải), Gia Định thảnh thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nghệ An ký (Bủi Dương Lịch), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn),… Bản đố xác định lãnh thổ, biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển cũng được quan tâm xây dựng, trong đó tiêu biểu là Hồng Đức bản đổ triều Lê sơ) và Đại Nam nhất thống toàn đổ (triều Nguyễn),
* Toán học: phải kể đến Đại thành toán pháp của Lương Thể Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu,…

* Quân sự: cũng đạt được những thành tựu quan trọng cả về í luận và kĩ thuật quân sự.

Các tác phẩm tiêu biểu như: Bình thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn), Hổ trưởng khu cơ (Đào Duy Từ)… Từ cuối thể kỉ XIV, người Việt đã chế tạo được súng thần cơ, đồng loại thuyền chiến cỡ lớn; thế kỉ XVI – XXVII, đúc được các loại đại ác, đồng thuyền chiến trang bị đại bắc có vận dụng kĩ thuật của phương Tấy.

* Y học: tiêu biểu có các danh y như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lần Ông,…

1.4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam

a) Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt

Xuất phát từ nến tẳng nghề trồng lúa nước, các Xương triểu Đại Việt luôn chú trọng phát triển nông nghiệp, Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số thời kì, thương nghiệp không được để cao. Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật.

Việc sinh sống thành làng xã một mặt gia tăng tỉnh thần cố kết cộng đồng, nhưng, mặt khác tạo nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên, do đó, hạn chế động, lực phát triển, sảng tạo của xã hội và từng cá nhân,

Trong kỉ nguyên Đại. Việt, Nho giáo ngày càng được để cao, góp phần làm cho xã hội kỉ cương, ổn định nhưng đồng thời cũng tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đối về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây

b) Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

Văn mình Đại Việt khẳng định tỉnh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bến bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt Nam đã nỗ lực không ngừng, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn mình từ bên ngoài

Những thành tựu đạt được không chỉ chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử mà còn góp phẩn quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thẳng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xảm, bảo vệ nến độc lập dân tộc,

Thành tựu của văn mình Đại Việt trong gần mười thế kỉ là một nến tắng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.