Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

1.1. Cơ sở hình thành

a) Điều kiện tự nhiên và dân cư

Nội dung

Điều kiện tự nhiên

Dân cư

Hy Lạp

– Nhiều vũng, vịnh tạo thuận lợi cho tàu bè đi lại. 

– Nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.

– Nhiều khoáng sản, đất sét trắng. 

– Đất đai không phì nhiêu, phù hợp trồng các loại cây nho, ô liu…

Tộc người Ê-ô-ni-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an

La Mã

– Nhiều vũng, vịnh tạo thuận lợi cho tàu bè đi lại. 

– Nhiều đồng bằng rộng lớn

– Thuận lợi phát triển trồng trọt, chăn nuôi. 

– Tài nguyên khoáng sản phong phú, luyện kim sớm phát triển.

Người Li-gua, người I-ta-li-ốt, người La-tinh, người Ê-tơ-ru-xcơ, người Xen-tơ.

 

b) Tình hình kinh tế

Cảnh hái nho và làm rượu,

hình vẽ trên cóc gốm của Hy Lạp

Đồng tiền Hy Lạp

 

c) Tình hình chính trị- xã hội

Chủ nô và nô lệ ở Hy Lạp cổ đại Một phiên luận tội ở tòa án La Mã cổ đại 

 

d) Sự kế thừa thành tựu văn minh phương Đông

– Địa hình Hy Lạp và La Mã mang tính “mở” nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông cổ đại cũng như lan toả giá trị của mình đến nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

– Văn minh Hy Lạp ~ La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông như chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ cũng như các kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp.

1.2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

– Người Hy lạp: tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN

– Người La Mã tạo thành chữ La-tinh, gồm 20 chữ cái. Chữ số La Mã

Văn học

Phong phú gồm nhiều thể loại: thần thoại, thơ ca và văn xuôi (sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, ngụ ngôn Ê-dốp), kịch.

Nghệ thuật

– Nhiều công trình kiến trúc như nhà hát, sân vận động, đấu trường…. (Đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,…)

– Điêu khắc hình thể con người. (tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng thần Dớt…)

Khoa học, kĩ thuật

– Toán học, Vật lí: nhà khoa học Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-Clít, Ác-si-mét…

– Y học: chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu (Hi-pô-crát)

– Thiên văn học: hoàn chỉnh Công lịch (Tây lịch), thuyết Nhật tâm, tính chu vi Trái Đất

– Sử học: sử gia Hê-rô-đốt, Tuy-xi-dit, Pô-li-bi-út, Ti-tut-Li-vi-út…

– Kĩ thuật: đòn bẩy, máy bắn đá, máy bơm nước, chế tạo bê tông…

Triết học

– Trường phái duy vật và duy tâm

– Trường phái duy vật: Ta-lét, tê-ra-clít, Êm-pê-dô-clét,…

– Trường phái duy tâm: Xô-crát, Pla-tôn, A-rit-xtốt,…

Tín ngưỡng, tôn giáo

– Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần

– Cơ đốc giáo

Thể thao

– Thế vận hội Ô-lim-píc

– Các môn thể thao: đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…