Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

1.1. Thành phần các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a) Thành phần dân tộc theo dân số

– Việt Nam hiện có 54 dân tộc, phân bổ trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó:

– Dân tộc Kinh (còn gọi dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước).

– Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số, gồm nhiều nhóm:

+ Các dân tộc có dân số trên dưới một triệu người: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khmer, Nùng, Dao, Hoa.

+ Các dân tộc có dân số vài trăm nghìn người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Sán Chay, Xtiêng,…

+ Các dân tộc có dân số dưới một trăm nghìn người đến hơn mười nghìn người: Thổ, Khơ-mú, Bru – Vân Kiều, Cơ-tu, Giáy, Giẻ-Triêng,…

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

Khái niệm ngữ hệ

– Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản.

– Mỗi một ngữ hệ bao gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ. Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông – Dao, Thái – Ka-đai và Hán – Tạng. Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt – Mường thuộc ngữ hệ Nam Á – một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa.

Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ

– Xét về mặt ngôn ngữ, các dân tộc ở Việt Nam thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông – Dao, Hán – Tạng và Thái – Ka-đai. Mỗi ngữ hệ gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ.

– Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng, trong đó 26 dân tộc đã có chữ viết. Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước và là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc. 

– Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó tình trạng cư trú xen kẽ khá phổ biến. 

1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

a) Đời sống vật chất

Hoạt động sản xuất

– Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước.

– Trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,…) và buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

Nghề làm đồ gốm của người Chăm (Ninh Thuận)

Ẩm thực, trang phục và nhà ở

– Ẩm thực: lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô. 

– Trang phục của nữ giới gồm có váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón); trang phục nam giới có quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải). 

Trang phục truyền thống của người Gia-rai (Gia Lai)

– Nhà ở của đồng bào rất đa dạng về loại hình, bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường. Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét,… Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng). Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc,… thường là nhà sàn. 

b) Đời sống tỉnh thần

Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,..). Ngoài ra, một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo.

Phong tục, tập quán, lễ hội

– Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

– Người Kinh có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà , lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (An Giang),… Cộng đồng các dân tộc thiểu số có các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội Cầu mùa (dân tộc Dao, Thái, Khơ-mú, Tà-ôi,…), lễ hội Ăn trâu (Đâm trâu), lễ hội Đua voi, lễ hội Cổng chiêng, lễ Bỏ mả (các dân tộc Tây Nguyên), lễ hội Lổng tổng (dân tộc Tày), …

Lễ hội Lồng tồng của người Tày (Hà Giang)