Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 12: Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a) Bối cảnh lịch sử

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa sau thế kỷ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, còn được gọi là cuộc cách mạng số.

– Từ nữa sau thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng và vật liệu có sẵn trong tự nhiên đang cạn kiệt. Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số…

– Sự ra đời của nhiều thành tựu khoa học, phát minh..

b) Thành tựu tiêu biểu

*Máy tính

– Máy tính điện tử ra đời đã dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất giải phóng sức lao động của con người.

– Sự ra đời của Internet

– Internet được phát minh năm 1957 bởi văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin ARPA (Mỹ)

– Năm 1969, Internet được khai thác sử dụng, từ năm 1991 Web và internet phát triển một cách nhanh chóng.

*Sự bùng nổ công nghệ thông tin

– Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỉ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

– Sự ra đời của mạng kết nối không dây là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

*Các thiết bị điện tử

– Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và cá mạch điện tử cho phép tự động hóa trong các quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm.

– Nhiều thiết bị được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế….

Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

*Thành tựu tiêu biểu

Internet

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây dựng.

Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.

WWW là viết tắt của cụm từ World Wide Web hay còn hiểu là mạng lưới toàn cầu. Đây là nơi chứa thông tin, tài liệu và nguồn tài nguyên của mọi website trên toàn cầu.

Người sáng lập World Wide Web: Berners – Lee

Sinh ngày 9-6-1955 tại London

– 1976 tốt nghiệp Oxford

– 1980 làm việc cho CERN, viết “Enquire”

– 1989 đề xuất dự án siêu văn bản toàn cầu gọi là “World Wide Web”

– 1991 web khởi sự hoạt động trên Internet

– 1993 Trường đại học Illinois tung ra phần mềm browser Mosaic

– 1994 gia nhập MIT, lãnh đạo tổ hợp W3

– 1999 đến nay có khoảng 150 triệu người nối mạng Internet mỗi tuần

1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Bối cảnh lịch sử

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

– Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

– Nhân loại cũng đang phải đối mặt với hang loạt vấn đề như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

b) Thành tựu tiêu biểu

Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (loT) và dữ liệu lớn (big Data).

*Trí tuệ nhân tạo

– Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh

– Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng…

*Internet kết nối vạn vật

– Là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm…và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.

*Dữ liệu lớn (big data)

– Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.

– Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước…

*Công nghệ sinh học

– Công nghệ sinh học và sự phát triển của các ngành, đa ngành cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực vật lý, máy in 3D, công nghệ na-nô….

Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1.3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

a) Kinh tế

– Những ứng dụng của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghệ mới.

– Lao động trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất. Là động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển.

– Cách mạng công nghiệp lần thứu tư tạo nên một thế giới kết nối, hình thành các mối quan hệ cộng tác, các hình thức hợp tác mới.

b) Xã hội

Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm cho sự phân công lao động và chuyên môn ngày càng sâu sắc.

– Các ngành phi vật chất ngành càng được nâng cao.

– Tuy nhiên, cũng làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu gia tang, dẫn đến những nguy cơ bất ổn về chính trị, xã hội.

c) Văn hóa

– Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên cơ sở kết nối toàn cầu, giúp các quốc gia, dân tộc sát lại gần nhau hơn.

– Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại cũng ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống: sự xuất hiện những yếu tố văn hóa ngoại lai, sự phụ thuộc vào công nghệ.