1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a) Bối cảnh lịch sử
– Từ thế kỉ XIV – XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp nâng cao năng suất lao động tăng nhanh.
– Từ thế kỉ XVII – XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành được thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ.
– Diễn ra từ nữa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Bắt nguồn từ nước Anh sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác.
b) Thành tựu tiêu biểu
– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở ngành dệt với nhiều phát minh quan trọng. Trong đó sự ra đời của máy hơi nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.
– Ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
– Đặc điểm của cuộc CMCN lần 1: Sử dụng năng lượng nước, máy hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
James Watt sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại thị trấn Greenock, Scotland. Ngay cả ở tuổi thiếu niên, James đã bắt đầu quan tâm đến các thí nghiệm thiên văn học và hóa học. Năm 1769, ông đã nhận được bằng sáng chế với trọng tâm là “cách giảm tiêu thụ hơi trong động cơ hơi nước”. James nghiên cứu sâu sắc và nỗ lực cải tiến các loại động cơ hơi nước khác nhau. Ông đã tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên của mình vào năm 1774. Năm 1782, nhà khoa học đã tạo ra một động cơ hơi nước với hành động kép xoay liên tục, sau này được gọi là tên của ông. Động cơ có tầm quan trọng lớn, vì nó góp phần chuyển đổi sang sản xuất máy trong công nghiệp.
Ngành luyện kim: Phương pháp luyện kim “put đinh”
Phương pháp luyện kim “put đinh” (nhào trộn) dùng luồng không khí làm nóng chảy quặng để luyện thành sắt. Nhờ phương pháp này mà việc luyện quặng được đơn giản hóa, sắt được sản xuất ra nhiều, được dùng để sản xuất máy móc và đồ dùng sinh hoạt.
Goerge Stephenson sinh ngày 9/6/1781 tại Northumberland, Anh trong một gia đình công nhân mỏ. Khi trước làm việc dưới hầm mỏ, Stephenson đã từng quen thuộc với các loại máy hơi nước của James Watt, rồi theo các ý tưởng của Murdock và Trevithick, Stephenson chế tạo một đầu tầu kéo được 90 tấn trên quãng đường 85 dậm. Stephenson chế tạo tiếp chiếc xe thứ hai rồi chiếc thứ ba, nặng 4 tấn rưỡi, bánh xe có đường kính 1.42 mét. Chiếc thứ ba này có tên là Rocket và được cho chạy vào năm 1830, mở đầu ngành hỏa xa. Trong những lần thử ban đầu, chiếc Rocket chở được 36 hành khách và chạy với tốc độ 30 dậm một giờ.
Cha đẻ phát minh tàu hơi nước đầu tiên trên thế giới Robert Fulton sinh ra tại một trang trại tại Little Brain, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
Năm 1803 Fulton đóng xong con tàu động cơ hơi nước 8 mã lực. Ngày 9/1/1803 con tàu hạ thủy. Ngày 17/8/1807, con tàu Klemol hạ thủy.
Fulton qua đời năm 1815 do nhiễm trùng ngực nặng do cảm lạnh.
1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a) Bối cảnh lịch sử
– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ thập niên 70 của thế kỉ XIX đến năm 1914. Khởi nguồn từ nước Mỹ.
– Quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ thể hiện ở ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép…
– Từ đầu thế kỉ XVIII- đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học Vật Lý, Hóa học, Sinh học… đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quan trọng nhất là sự ra đời của điện và động cơ đốt trong.
b) Thành tựu tiêu biểu
Các phát minh về điện |
– Những khám phá về điện của Pha-ra-đây, Ê-đi-xơn, Tết-la đã thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống. – Năm 1876, A-lếch-xan G. Beo phát minh ra điện thoại – Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn đã phát minh ra bóng đèn điện. – Năm 1913, tuốc bin hơi nước ra đời. |
Luyện kim |
– Kĩ thuật luyện kim được cải tiến với việc sử dụng lò cao
|
Giao thông vận tải |
– Dầu dầu mỏ được sử dụng và cung cấp nguyên liệu mới cho giao thông vận tải. – Năm 1886, chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới được Các Ben phát minh – Năm 1903, Hai anh em nhà Rai người Mỹ đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên |
Máy phát điện một chiều của G.Đi-na-mô
Chiếc ô tô đầu tiền sử dụng động cơ xăng của G. Đai-lơ
1.3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
a) Kinh tế
– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới.
– Nền sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động của con người.
b) Xã hội
– Cách mạng công nghiệp cận đại đã có những tác động mạnh đưa đến những chuyển biến tích cực lớn lao trong đời sống văn hóa
– Cách mạng công nghiệp cũng tạo ra những tác đông tiêu cực như: Ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
c) Văn hoá
Thành tựu của hai cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hoá toàn cầu. Đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân ở các nước tư bản cũng được nâng cao thể hiện qua đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, hiện đại với sự xuất hiện của điện ảnh, điện thoại,… Đặc biệt, các cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai cũng đưa đến hình thành một lối sống, tác phong công nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hoá.