1.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
a) Bối cảnh lịch sử
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa sau của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó phát triên ở các nước khác như Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,…
– Từ những năm 70 của thế ki XX, cuộc Cách mạng công nghiệp chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc Cách mạng khoa học — công nghệ.
b) Những thành tựu cơ bản
– Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự động hoá dựa vào máy tính, internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,…
– Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không. Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuât. Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ “làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” thay con người. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.
– Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đầu tiên của internet và đặt những nền tảng cho mạng internet ngày nay.
– Năm 1969, internet được khai thác sử dụng, nhưng phải đến năm 1990 bước ngoặt của internet mới diễn ra. Tim Béc-nơ-ly, kĩ sư mạng điện toán người Anh, đã sáng tạo ra một công cụ đơn giản và hầu như miễn phí để thu thập thông tin từ internet – một giao thức mang tên World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và internet phát triển đồng nhất với tốc độ chóng mặt.
– Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hoá.
– Cùng với sự phát triển của internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nỗ trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm đẻ chuyền đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
Mô phỏng kết nối internet qua máy tính
– Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hoá trong các quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Nhiều thiế bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông (điện thoại, ti-vi….), thiệt bị thu thanh và truyền hình (ra-đa, kính thiên văn, vệ tỉnh nhân tạo,…), thiết bị y tế (tia X-quang, bức xạ….),… Nhờ vậy, thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
– Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn đạt được những thành tựu trên lĩnh vực chế tạo vật liệu mới, chỉnh phục vũ trụ, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sử dụng nguôn năng lượng mới, công nghệ sinh học…
Nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời
1.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
a) Bối cảnh lịch sử
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ đầu thế kỉ XXI. Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp,… tiêp tục là những quôc gia đi đâu trong cuộc cách mạng này.
b) Những thành tựu cơ bản
– Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số, công nghệ sinh học và sự phát triên công nghệ liên ngành, đa ngành.
– Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kêt nôi vạn vật (Internet of Things-IoT) và Dữ liệu lớn
– Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô- -bốt thông mỉnh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,… Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và số hoá nền kinh tế với chỉ phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.
Người máy A-si-mô
– Internet kết nối vạn vật được mô tả là môi quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm…. và con người. hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau. Internet kết nói vạn vật có phạm vỉ ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy. thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm thông minh, học tập trực tuyến…
– Dữ liệu lớn (Big Data) chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát đữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Với đặc điểm như trên, Dữ liệu lớn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo,…
– Công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành,… cũng đạt nhiều thành tựu to lớn.
– Công nghệ sinh học là lĩnh Vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới; chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật ứng dụng trong y học và dược phẩm, chân đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,… Ba công nghệ chủ yêu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp
– Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bôt thê hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới (gờ-ra-phen, sờ-kai-mi-on), điện toán đám mây,…
1.3. Ý nghĩa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
a) Ý nghĩa
– Với sự xuất hiện của nền sản xuất mới dựa trên công nghệ điện tử, mức độ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tê ngày càng lớn.
– Việc sử dụng người máy công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật quan trọng hợp thành chương trình hiện đại hoá toàn bộ nên sản xuât, tạo ra các ngành sản xuât tự động, năng suât lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.
– Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa, vũ trụ, điện tử,… đã cho phép giải quyết một tô hợp lớn các bài toán sản xuât của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tê to lớn.
– Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng. Tãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Có thê nói, cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ ba và lân thứ tư đã đưa nhân loại sang nên văn minh thông tin.
Công nghệ điện toán đám mây
– Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã thức đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nên kinh tế thế giới.
b) Tác động
Đối với xã hội
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tiếp tục tác động mạnh mẽ đên xã hội, đặc biệt là sự xuât hiện của giai câp công nhân hiện đại. Sô lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, sô lượng công nhân lao động phô thông có xu hướng giảm dân.
– Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị – xã hội chủ yêu trong các cuộc đâu tranh chính trị. Tuy nhiên, SO VớI trước đây, cuộc đâu
tranh của công nhân hiện đại mang tính chât kinh tê – xã hội nhiêu hơn.
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư cũng có tác động tiêu cực, như làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hoá, giá trị truyên thông của các cộng đông….
Đối với văn hoá
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về văn hoá.
Tác động của các cuộc Cách mạng công nghiệp hiện đại đến văn hóa