1.1. Văn minh Ai Cập cổ đại
a) Cơ sở hình thành
Văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh ra đời sớm nhất, phát triên rực Tỡ thời cô đại. Nên văn minh này được hình thành bên dòng sông Nin với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và dân cư.
b) Những thành tựu cơ bản
– Về chữ viết, cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. Họ thường viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá. Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hoá thời kì cỗ đại.
– Về toán học, cư dân Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, họ rất giỏi về hình học và đã tính được số Pi (x) bằng 3,16. Sự hiêu biết toán học này là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sông, như xây dựng, đo ruộng đất hay việc lập bản đồ,… đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này.
– Về kiến trúc và điêu khắc, cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sư,… Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ai Cập cổ đại phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao, đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.
Chữ tượng hình của cư dân Ai Cập cổ đại trên giấy Pa-pi-rút
Chữ số của cư dân Ai cập cổ đại
– Ngoài ra, cư dân Ai Cập cô đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học…
– Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ. Đây là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và là những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
1.2. Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại
a) Cơ sở hình thành
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ — trung đại là nền văn minh phát triển lâu đời, liên tục, găn liên với những đồng băng rộng lớn do Hoàng Hà và Trường Giang bôi đắp, cùng những điêu kiện thuận lợi khác.
b) Những thành tựu cơ bản
– Về chữ viết, cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư… Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,…
Chữ tượng hình
– Về tư tưởng và tôn giáo, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Không Tử. Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chê độ quân chủ ở Trung Hoa, đông thời có ảnh hưởng lớn tới nhiêu nước, như Triêu Tiên, Nhật Bản, Việt Nam….
– Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử (Thái thượng Lão Quân) làm giáo chủ.
– Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Án Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Án Độ cũng đến Trung Hoa đẻ truyền đạo.
– Sử học ở Trung Hoa thời kì cổ – trung đại được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Người đặt nên móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên. Bộ S# &í do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
Tư Mã Thiên và Sử kí (tranh vẽ)
– Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại. Ki 71¡ là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư DỊ,.. – Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là 7am quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hứ của Thi Nại Am, 7y đu kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
– Trung Hoa có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc, tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Câm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn…. Nhiêu công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Một đoạn Vạn Lí Trường Thành (Trung Hoa)
– Ngoài ra, văn minh Trung Hoa cũng đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác, như Thiên văn học, Lịch pháp học, Y học,…
– Những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển nền văn mỉnh thế giới. Văn minh Trung Hoa đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
1.3. Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại
a) Cơ sở hình thành
Văn minh Ấn Độ thời kì cổ — trung đại là một trong những nền văn minh phát triển lâu đời, rực rỡ. Sông Án và sông Hằng tạo ra những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội và dân cư. Đó là những cơ sở quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của văn minh Ấn Độ.
b) Những thành tựu cơ bản
– Về chữ viết, cư dân Án Độ sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-krít (Phạn),… Chữ việt Án Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Án Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,…
Chữ SAn-krit trên lá cọ
– Văn học Ấn Độ thời cổ — trung đại đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nỗi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la).
– Ấn Độ là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo lớn đồng thời cũng là nơi du nhập và phát triển Đạo Hồi,… Hin-đu giáo ra đời và phát triển sớm. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của cư dân Án Độ. Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma, hiệu là Sa-ki-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca (thế kỉ III TCN). Các tôn giáo lớn của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cư dân Án Độ và có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam A.
Thích Ca Mâu Ni dưới cây bồ đề (tranh vẽ)
– Về kiến trúc và điêu khắc, phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,… Trong đó, nồi bật là những công trình kiến trúc được khoét trong núi đá. Gắn liền với chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tỉnh xảo. Nghệ thuật thời trung đại nối tiếp nghệ thuật thời cổ đại, nhiều công trình kiến trúc điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô….
– Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Án Độ cô – trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật. Kiến trúc, điêu khắc Án Độ có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
– Những thành tựu nghệ thuật Án Độ đã trở thành di sản văn hoá có giá trị lớn của nhân loại.
Lăng Ta-giơ Ma-han
– Về toán học, người Án Độ thời cổ – trung đại sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0. Nhờ vậy, việc tính toán trở nên đơn giản, ngắn gọn. Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.
– Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ – trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triệt học,…
– Cư dân Án Độ thời kì cổ – trung đại đã sáng tạo nhiều thành tựu văn minh rực rỡ và có ảnh hưởng lớn đên văn minh nhân loại, đặc biệt là văn minh Đông Nam A.