1.1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành
– Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gíc, xử lí sử liệu (phân tích, tổng hợp), điền đã… . Đồng thời, Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học….).
– Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị — xã hội cụ thể. Nhà sử học không thẻ miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương †PHÁD lịch sử đơn thuần.
– Bên cạnh đó, một số đối tượng hị ặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,…
1.2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
a) Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
– Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học là một môn khoa học ra đời sớm, có vị trí, vai trò quan trọng và nỗi Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thẻ biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
– Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân văn ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hoá và xã hội của con người. Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,… để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triên của các ngành.
– Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cô học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,… trường hợp, mối liên hệ Văn — Sử, Sử — Địa, Sử — Triết,… có sự gắn kết không thẻ tách rời.
Sơ đồ mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
b) các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
– Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
– Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
1.3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
a) Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Mọi ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều có lịch sử. Muốn biết được lịch sử phát triển của ngành như thế nào (về sự ra đời, các chặng đường phát triển, đặc điểm và thành tựu nôi bật, sự tác động của các phát minh, sáng chế đối với cuộc sống,…), người ta cần đến sự hỗ trợ của Sử học.
b) Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học
– Khoa học tự nhiên liên quan đến việc phát minh, phát hiện, mô tả và dự đoán các hiện tượng tự nhiên dựa trên những bằng chứng cụ thể thông qua quan sát, ghi lại quá trình theo dõi, thực nghiệm,… Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.
So đồ mối liên hệ giữa một số ngành khoa học tự nhiên với Sử học
– Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò quan trọng đối với Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ. Các lĩnh vực như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học, Toán học, Tin học,… cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học. Đó là hệ thống tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,… Thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thẻ và chính xác hơn.
– Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thám, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tại ảo,… hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu, trình bày và tái hiện quá khứ. Công nghệ và kĩ thuật hiện đại giúp Sử học có thể thực hiện được ; những dự án, nhiệm vụ nan giải trước đây, như tìm dấu vết của các nền văn mỉnh cổ xưa, tái hiện không gian lịch sử, tái tạo hiện vật lịch sử, đo đạc và thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn, nghiên cứu về nguồn gôc nhân chủng thông qua y – sinh học, giải trình tự gen…
Sơ đồ mối liên hệ giữa một số lĩnh vực công nghệ với Sử học