1.1. Cơ sở hình thành
a) Điều kiện tự nhiên
– Văn minh Văn Lang — Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hông, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Phía bắc tiệp giáp với Trung Quôc ngày nay và phía đông giáp biên là những yêu tô vị trí địa lí thúc đây sự giao lưu, tiệp xúc của cư dân Việt cô với các nên văn minh khác.
– Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đấp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng. Người Việt cô trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
– Văn minh Văn Lang — Âu Lạc hình thành trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới â ẩm gió mùa. Lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiêu là yếu tố thuận lợi đẻ cư dân trồng trọt, chăn nuôi; bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,…) là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
b) Cơ sở xã hội
– Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa. Từ đó xuất hiện sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.
– Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cô. Cư dân đoàn kết chống ngoại xâm và đắp. đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú. Từ đó thúc đây sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Lưỡi cày đồng (Văn hóa Đông Sơn)
1.2. Những thành tựu tiêu biểu
a) Đời sống vật chất
– Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia câm (lợn, gà, vịt….) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,…).
Họa tiết hoa văn người giã gạo và mái nhà
trong nền văn minh sông Hồng trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)
– Về trang phục, nam thường đóng khô, nữ mặc áo váy và đêu đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,… Nhà ở phô biến là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
b) Đời sống tinh thần
– Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gồm. Hoa
văn trang trí trên đồ đồng, đồ gồm phản ánh sinh động cuộc sóng của người Việt cô.
– Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sóng tỉnh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, công, chuông,…; các hoạt động hát múa giao duyên nam nữ.
– Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thẻ hiện qua các nghỉ thức như: thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông; thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành lễ nghi nông nghiệp câu mong mùa màng bội thu. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tô thức đua thuyền, đấu vật. Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,..
c) Tổ chức xã hội và nhà nước
– Người Việt cỗ quần tụ trong xóm, làng (chiềng, chạ, mường, bản,…), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sông trên cùng một khu vực.
– Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế ki VII TCN. Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ). Tổ chức nhà nước còn đơn giản: đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc có các lạc hầu. Vua là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghỉ lễ tôn giáo. Cả nước chia làm 15 bộ do lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do bồ chính phụ trách.
Tổ chức Nhà nước văn Lang
– Khoảng năm 208 TCN, Nhà nước Âu Lạc ra đời. Nước Âu Lạc tiệp tục kê thừa vê tổ chức bộ. máy chính quyền của nước Văn Lang. Nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu, giúp việc vẫn là các lạc hầu. Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.
– Nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang. Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hoà hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt. Cư dân Âu Lạc đã biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
Tổ chức Nhà nước Âu Lạc