1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Trần Duy Phiên
a. Cuộc đời:
– Trần Duy Phiên sinh năm 1942, tại Thừa Thiên Huế.
– Ông là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam trước năm 1975.
Nhà văn Trần Duy Phiên
b. Sự nghiệp sáng tác:
– Đặc điểm nghệ thuật: Ngòi bút xông xáo và lãng mạn là tư tưởng nghệ thuật chính trong các sáng tác của Trần Duy Phiên, tư tưởng đó không chỉ thể hiện ở các tác phẩm truyện ngắn mà còn ở các tác phẩm thơ.
– Tác phẩm chính:
+ Đốt lửa sau mây (truyện dài), 1969.
+ Trước khi mặt trời mọc (tập truyện), 1972.
+ Trăm năm còn lại (tiểu thuyết), 1996.
+ Kiến và Người (tập truyện), 1996.
+ Ngược dòng phù hoa (tập truyện), 1997.
+ Chim trong thành quách cũ (tập truyện), 2003.
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng.
b. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: Từ đầu đến “về hướng thị xã”: Cuộc đấu tranh giữa kiến và người.
– Phần 2: Còn lại: Khung cảnh sau cuộc chiến và bài học để lại.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm “Kiến và người” là câu chuyện đầy cảm động về cuộc chiến giữa con người và đàn kiến, một cuộc chiến được khởi đầu bởi hành động phá rừng canh tác của một gia đình. Họ đã bỏ nhà, tới phá rừng để canh tác đất và sinh sống. Tuy nhiên, họ đã không biết rằng hành động của mình đã gây ra một cuộc tấn công của đàn kiến. Cả gia đình phải đối mặt với những con kiến khổng lồ đang xâm nhập vào nhà của họ và tấn công họ. Người bố phải đi loanh quanh trong nhà để chặn mọi con đường mà đàn kiến có thể vào được. Những người con cũng phải bịt kín mọi ngõ ngách. Tuy nhiên, đàn kiến vẫn xâm nhập vào nhà và bám đầy khắp nơi. Cả gia đình phải quấn hết quần áo và đổ dầu lên người để trốn thoát. Tác phẩm lấy đề tài bảo vệ môi trường sống và nhấn mạnh việc phải tôn trọng môi trường sống của chúng ta. Tác phẩm cũng đưa ra một cảnh báo về hậu quả của việc phá hủy môi trường sống, khiến cho con người và các sinh vật khác phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng và đau lòng. Với thông điệp ý nghĩa, tác phẩm “Kiến và người” đã góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và cần phải trân trọng và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Văn bản là truyện ngắn
a. Những sự kiện chính của văn bản:
– Người bố đề nghị cả gia đình phá rừng và sinh sống ở đó nhưng bị đàn kiến nổi giận và tấn công khi chỗ ở bị xâm chiếm.
– Cả gia đình tìm mọi cách để thoát khỏi vòng quây của kiến.
– Bọn kiến vào được nhà, tấn công vật nuôi và con người. Người bố đốt ngôi nhà và dẫn cả nhà mở đường chạy thoát đường lộ. Cả gia đình đau đớn nhìn ngôi nhà bị lửa thiêu rụi.
– Người mẹ mất, người con theo cha trở lại ngôi nhà. Mọi thứ điều bị tiêu hủy bởi ngọn lửa. Người bố phát điên khi nhận ra sai lầm của bản thân.
b. Dấu hiệu để nhận biết văn bản trên là truyện ngắn:
– Dung lượng: nhỏ.
– Cốt truyện đơn giản: xung quanh 1 tình huống: Bầy kiến nổi giận tấn công gia đình.
– Sự kiện: Các sự kiện được tập trung vào một biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong thời gian ngắn: Gia đình tìm cách chống lại sự tấn công của bầy kiến. (1 ngày, 1 đêm, hôm sau).
– Nhân vật: Số lượng nhân vật ít (4 người trong gia đình và bầy kiến).
– Thông điệp của văn bản: Tập trung làm rõ một khía cạnh của đời sống.
– Nghệ thuật: Có các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
1.2.2. Ngôi kể, điểm nhìn
– Ngôi kể thứ nhất: Người con trai lớn – xưng “cháu”.
– Điểm nhìn: chủ yếu từ người con trai lớn, có khi của người bố.
=> Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản khách quan và đa diện hơn.
1.2.3. Sự tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của người con, người mẹ và người bố trước sự tấn công của đàn kiến
– Sự tương đồng: Cùng nghĩ cách để thoát khỏi đàn kiến.
– Sự khác biệt:
+ Người bố: quyết liệt, cực đoan và bạo liệt một mất một còn với đàn kiến hơn là quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình (tự tay thiêu hủy ngôi nhà và tất cả những thành quả lao động của gia đình).
+ Người mẹ và người con: Ôn hòa, có cái nhìn đa diện nhiều chiều hơn, có những lúc nhìn thấu được nhân quả, lí do đàn kiến giận dữ, tấn công.
1.2.4. Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và cách đặt nhan đề
a. Ý nghĩa hình tượng bầy kiến: Đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đẩy khỏi môi trường sống quen thuộc thuận tự nhiên chúng sẽ phản kháng, tiêu diệt những gì làm hại đến cuộc sống của chúng thể hiện bản năng tự vệ.
Bản năng xây tổ của loài kiến
b. Cách đặt nhan đề của tác giả:
– Thiên nhiên và con người có vị thế ngang hàng nhau.
– Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh, công bằng (Quan hệ từ “và”).
– Đặt kiến trước người: nhắn nhủ cần quan tâm đến tự nhiên trước vì đó là môi trường sống của tất cả các sinh vật và con người. Con người không thể cho mình là thượng đẳng, trung tâm để áp đặt, tấn công, khai phá bừa bãi tự nhiên.
1.2.5. Tác dụng của yếu tố hư cấu, tưởng tượng
– Sức mạnh và sự cuồng nộ của tự nhiên khi bị đẩy đến đường cùng.
– Tác động mạnh đến nhận thức của con người giúp con người thức tỉnh để đối xử công bằng với tự nhiên.
– Tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, hứng thú đối với độc giả.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Tác phẩm Kiến và người kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Khắc họa chân thực thiên nhiên và con người.
– Ngôn ngữ truyện gần gũi và hấp dẫn.