2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Lưu Quang Vũ
- Cuộc đời
- Lưu Quang Vũ (1948- 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng.
- Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954, ông về sống và đi học ở Hà Nội.
- Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân.
- Sau đó, ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
- Từ 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.
- Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si – ta, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,…
- Là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch.
- Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
b. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Hoàn cảnh sáng tác
- Là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được viết từ năm 1981, được công diễn vào năm 1984.
- Đoạn trích
- Phần lớn là cảnh VII của vở kịch.
- Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm.
2.2. Đọc- hiểu văn bản
a. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt
- Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí.
- Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ thể xác anh hàng thịt.
- Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc.
- Linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ.
- Hồn Trương Ba quyết định chống lại bằng cách tách khỏi xác để tồn tại độc lập, không còn bị lệ thuộc.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí, bất lợi:
- Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
- Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”.
- Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm”.
- Đó là cái lần ông tát thằng con “tóe máu mồm máu mũi”,…
- Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện.
- Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình.
- Xác còn ve vãn hồn thoả hiệp.
- Trước những “lí lẽ đê tiện” của xác:
- Ban đầu, hồn nổi giận, khinh bỉ, mắng xác thịt hèn hạ.
- Sau đó, hồn ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình nên đối thoại với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
- Cuối cùng, hồn đành phải nhập trở lại vào xác trong sự tuyệt vọng.
- Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
- Ý nghĩa của đoạn đối thoại:
- Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.
- Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân
- Vợ Trương Ba:
- Buồn bã, đau khổ.
- Đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.
- Con dâu Trương Ba:
- Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng.
- Buồn đau, không thể chịu được trước tình cảnh gia đình chồng.
- Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội
- Khước từ tình thân.
- Không thể chấp nhận hồn Trương Ba là ông nội nó.
- Hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền.
- Xua đuổi quyết liệt.
⇒ Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.
- Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba:
- Đau khổ, tuyệt vọng khi những người thân phải đau đớn, bàng hoàng.
- Thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau.
- Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?”
- Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.
⇒ Trương Ba cũnh nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.
c. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích
- Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.
- Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không tròn vẹn.
- Trương Ba không chấp nhận, thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích.
- Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp ít tệ hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.
- Trương Ba kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, cuộc sống mà “khổ hơn là cái chết”.
- Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng cách cho cu Tị được sống lại, còn mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa. Đế Thích chấp nhận đề nghị của Trương Ba.
- Sự khác nhau trong quan niệm về sự sống giữa Trương Ba và Đế Thích:
- Đế Thích có cái nhìn khá quan liêu, hời hợt.
- Trương Ba cần cuộc sống có ý nghĩa, phải đúng là mình, hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.
- Ý nghĩa triết lí sâu sắc:
- Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
- Sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa, sẽ gây tai họa cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho kẻ xấu sách nhiễu.