Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Hoá học 12 Bài 3: Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp

2.1. Xà phòng

a. Khái niệm

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối Natri, Kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.

b. Phương pháp sản xuất

– Muốn sản xuất xà phòng người ta sử dụng hỗn hợp muối Natri hoặc muối Kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.

\({\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3RCOONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)

– Ngày nay còn sản xuất cà phòng theo sơ đồ sau: Ankan → Axit Cacboxylic → Muối Natri của axit cacboxylic

Ví dụ:

+ Cracking và oxy hóa parafin thành axit béo cao no: \(2{C_{32}}{H_{66}} + 5{O_2}\mathop  \to \limits^{{t^0}} 4{C_{15}}{H_{31}}COOH + 2{H_2}O\)

+ Xà phòng hóa axit béo: \({C_{15}}{H_{31}}COOH + NaOH \to {C_{15}}{H_{31}}COONa + {H_2}O\)

2.2. Chất giặt rửa tổng hợp

a. Khái niệm

Chất giặt rửa tổng hợp không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng.

b. Phương pháp sản xuất

Dầu mỏ → Axit dodexylbenzensunfonic → Natri dodexylbenzensunfonat

2.3. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

– Cơ chế tẩy rửa:

Cơ chế tẩy rửa của xà phòng

– Cấu tạo của muối gồm hai phần:

+ Phần gốc –COONa , -SO3Na ưa nước nên rất dễ tan  trong nước;

+ Phần gốc hidrocacbon R- của axit béo kị nước nhưng ưa dầu mỡ tức là không tan trong nước nhưng tan tốt trong dầu mỡ.

⇒ Phần ưa dầu sẽ xâm nhập vào các vết dơ, phần ưa nước thì tan vào nước, hệ quả là vết dơ bị tách nhỏ ra trộn vào nước tạo thành một nhũ tương, trôi đi theo dòng nước.

– Chú ý: Chất giặt rửa tổng hợp có nhiều ưu điểm nổi bật so với xà phòng như:

+ Chất lượng giặt rửa tốt hơn, giá thành thấp hơn xà phòng.

+ Giặt rửa rất sạch mọi hình dáng , mọi chi tiết nhỏ của vật.

+ Nổi bật nhất là không bị nước cứng làm mất tác dụng giặt rửa.