Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Hoá học 12 Bài 10: Amino axit

2.1. Khái niệm và Danh pháp

a. Khái niệm

– Thành phần phân tử: C, H, O, N.

– Công thức chung (NH2)xR(COOH)y    với  \(x, y\geq 1\)

– Khái niệm: Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Ví dụ: 

b. Danh pháp

Axit+ số thứ tự C gắn với NH+ amino + tên gốc axit tương ứng.

2.2. Cấu tạo phân tử

– Ở trạng thái kết tinh aa tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

– Trong dd dạng ion chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

2.3. Tính chất hóa học

a. Tính chất lưỡng tính

Amino axit tác dụng với dd axit vô cơ mạnh và dd bazơ mạnh

H2NCH2COOH+HCl → ClH3NCH2COOH

H3NCH2COOH + HCl → ClNCH2COOH

H2NCH2COOH+NaOH → H2NCH2COONa

b. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit

Amino axit (NH2)xR(COOH)y

– Khi x = y, pHdd \(\approx\) 7 

 

– Khi x < y, pHdd < 7

​​

– Khi x > y, pHdd > 7

 

c. Phản ứng riêng của COOH: Phản ứng este hóa

d. Phản ứng trùng ngưng

2.4. Ứng dụng

– Là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein trong cơ thể sống.

– Muối Mononatri của Axit Glutamic dùng làm bột ngọt, axit glutamic là thuốc bổ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

– Là nguyên liệu để sản xuất nilon 6, nilon 7, …