1.1. Cấu tạo phân tử của ammonia
Hình 4.1. Cấu tạo của phân tử ammonia (a), công thức Lewis của phân tử ammonia (b) và mô hình phân tử ammonia (c)
Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác, với nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen. |
1.2. Tính chất vật lí của ammonia
Hình 4.2. Thí nghiệm về tính tan của khí NH3 trong nước
Ammonia là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. Ammonia tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch ammonia. Dung dịch ammonia đậm đặc thường có nồng độ 25%. |
1.3. Tính chất hoá học của ammonia
– Khi hoà tan vào nước, một phần nhỏ các phân tử NH3 nhận ion H+ của nước, tạo thành ion NH4+ (ion ammonium) và ion OH– (ion hydroxygende).
NH3 + H2O \(\rightleftharpoons \) NH4+ + OH–
– Ammonia (dạng khí cũng như dung dịch) kết hợp dễ dàng với acid tạo thành muối ammonium.
Hình 4.3. NH3 tác dụng với HCl
NH3 + HCl → NH3Cl
NH3Cl: ammonium chloride
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
(NH4)2SO4: ammonium sulfate
– Ammonia cháy trong khí oxygen tạo ra khí nitrogen và hơi nước.
4NH3 + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2N2 + 6H2O
– Khi oxi hoá ammonia bằng oxygen trong không khí khi có xúc tác Pt, ở nhiệt độ cao tạo thành NO và H2O.
4NH3 + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},\ Pt}\) 4NO + 6H2O
Ammonia chủ yếu thể hiện tính khử và tính base trong các phản ứng hoá học |
1.4. Tổng hợp ammonia
Vận dụng kiến thức hoá học cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber
Ammonia được tổng hợp từ khí nitrogen và khí hydrogen theo phản ứng:
N2(g) + 3H2(g) \(\rightleftharpoons \) 2NH3(g) \({{\Delta }_{r}}H_{298}^{0}\,=\,–92kJ\)
Hình 4.4. Sơ đồ thiết bị tổng hợp ammonia trong công nghiệp theo quá trình Haber
Quá trình Haber được thực hiện như sau:
– Hỗn hợp nitrogen và hydrogen (tỉ lệ mol 1 : 3) được nén ở áp suất cao và đưa vào tháp tổng hợp ammonia trong điều kiện nhiệt độ, áp suất và chất xúc tác thích hợp.
– Hỗn hợp khí đi ra từ tháp tổng hợp gồm N2, H2 và NH3 được dẫn đến tháp làm lạnh.
– Ở đây, NH3 hoá lỏng và được tách riêng, còn hỗn hợp khí N2 và H2 chưa phản ứng được đưa trở lại tháp tổng hợp.
1.5. Muối ammonium
a. Tính chất vật lí
Muối ammonium đều được tạo bởi cation ammonium ( NH4+ ) và anion gốc acid.
Ví dụ: ammonium chloride, nitrate, ammonium, ammonium sulfate, …
Hình 4.5. Muối ammonium chloride
Muối ammonium là những chất tinh thể ion. Hầu hết các muối ammonium dễ tan trong nước. |
b. Tính chất hoá học
– Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm khi đun nóng cho khí ammonia có mùi xốc đặc trưng. Phản ứng này dùng để nhận biết ion ammonium trong dung dịch.
– Muối ammonium dễ bị phân huỷ khi đun nóng.
Hình 4.6. Sự phân huỷ nhiệt của NH4CI
1.6. Ứng dụng
a. Ứng dụng của ammonia
Hình 4.7. Một số ứng dụng của ammonia
Ammonia được sử dụng để sản xuất nitric acid, các loại phân đạm. Ammonia còn được sử dụng làm chất làm lạnh, làm dung môi và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong đời sống và sản xuất. |
b. Ứng dụng của muối ammonium
Hình 4.8. Một số loại phân bón ammonium
Muối ammonium được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt được dùng làm phân bón trong nông nghiệp. |