1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
Lê Lưu Oanh: Giáo viên Đại học sư phạm Hà Nội – khoa Ngữ Văn – bộ môn Lý Luận văn học.
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm được in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr.179 – 183).
b. Thể loại:
Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả thuộc thể loại văn bản nghị luận.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: (Từ đầu đến “kinh nghiệm của ông lão.”): Những khó khăn mà ông lão phải trải qua.
– Phần 2: (Còn lại): Thành quả ông lão nhận được sau những cố gắng
d. Tóm tắt tác phẩm
Hình tượng ông lão đánh cá trong tác phẩm tượng trưng cho người chinh phục thiên nhiên. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển. Ông lão đã quá già, lại cộng thêm quá mệt mỏi vì suốt hai ngày đêm bị con cá kéo chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn một chút cá sống, uống nước cầm hoi, ông gần như kiệt sức. Nhưng ông lão vẫn kiên cường không bỏ cuộc. Bởi lẽ, cuộc đấu với con cá được ông lão coi là một cuộc đấu thực sự không chỉ vì mưu sinh mà còn vì danh dự của một con người sinh sống lâu trên mặt biển. Ông lão đã chiến thắng bắt được con cá kiếm khổng lồ. Ông chính là biểu tượng của con người trên đường chinh phục thế giới, thực hiện khát vọng, ước mơ của mình một cách ngoan cường. Nhưng mặt khác, đó vẫn là con người bình thường, yếu đuối, đơn độc, rất đỗi con người.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
a. Luận đề: Hình tượng con người kiên định, mạnh mẽ chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”.
b. Luận điểm:
– Luận điểm 1: Những khó khăn mà ông lão phải trải qua
+ Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.
+ Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi và dần khuất phục ông lão. Ông lão đã quá già, lại cộng thêm quá mệt mỏi vì suốt hai ngày đêm bị con cá kéo chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn mộ chút cá sống, uống nước cầm hơi…
+ …
Hình ảnh ông lão trong cuộc chiến đấu với đàn cá mập
– Luận điểm 2: Thành quả ông lão nhận được sau những cố gắng
+ Ông lão đã chiến thắng: bắt được con cá kiếm khổng lồ. Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cá càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn…
+ Ông già Xan-ti-a-gô là biểu tượng hùng vĩ của con người chinh phục biển cả, một mình đơn độc bắt cá và chống trả lũ cá mập khát máu…
+ …
1.2.2. Mục đích và thái độ của tác giả
– Mục đích của người viết: Khẳng định tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường quyết tâm chinh phục của “ông già” trước những khó khăn thử thách của “biển cả”.
– Thái độ, tình cảm của người viết: Thái độ kính trọng, thể hiện sự ngưỡng mộ và kính nể đối với “ông già” trong tác phẩm.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, sinh động, giàu biểu cảm và ẩn ý.
– Cấu trúc chặt chẽ, hợp lý, theo dõi được quá trình diễn biến của cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá.
– Nhân vật hùng vĩ, đáng kính, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
– Hình ảnh sinh động, đẹp mắt, mang tính biểu tượng cao.