1.1. Yêu cầu
– Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, sự đón nhận của công chúng và các nhà chuyên môn,..).
– Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm (xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của hoạt động giới thiệu).
– Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.
– Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe nói chung.
1.2. Cách làm
1.2.1. Chuẩn bị nói
* Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói:
– Đề tài: giới thiệu về một tác phẩm văn học (tùy bút, tản văn, bài thơ…) hoặc tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội họa…) theo lựa chọn cá nhân.
– Mục đích nói: Giúp cho người nghe nắm bắt một số thông tin chính về tác phẩm để họ có thể cập nhật thông tin, chủ động tìm hiểu, thưởng thức… Ngoài những mục đích trên, bài nói của bạn còn có mục đích nào khác chưa?
– Đối tượng người nghe: Ngoài bạn bè, thầy, cô giáo, bạn còn muốn trình bày bài nói với ai?
– Không gian và thời gian nói: Không gian trình bày ở đâu? Bạn sẽ nói trong bao lâu?
* Tìm ý:
Để tìm ý cho bài nói, bạn nên:
– Chọn một tác phẩm văn hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.
– Tìm hiểu kĩ tác phẩm. Có thể tham khảo thêm một số tư liệu liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm, đnahs giá của các nhà chuyên môn.
– Ghi chú lại những thông tin sau:
+ Tên tác phẩm nghệ thuật, thể loại, tên tác giả, tên nhà xuất bản/ đạo diễn/…
+ Một số đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật, chủ đề và thông điệp của tác phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá điều bạn yêu thích/ không thích về tác phẩm, cảm xúc…
+ Cách thức thể hiện bài trình bày, ví dụ như đóng vai, đọc thơ, biểu diễn một phân đoạn nào đó của tác phẩm.
+ Ý tưởng về việc sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ cho bài giới thiệu.
* Lập dàn ý:
Về nội dung thuyết trình, bạn có thể phác thảo dàn ý theo những gợi ý dưới đây:
Phiếu giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật
1.2.2. Trình bày bài nói
– Tạo không khí và mối quan hệ gần gũi, thân thiện, lịch sự với người nghe.
– Sử dụng thẻ ghi chú ghi lại những từ ngữ quan trọng; sắp xếp các thẻ ấy hợp lí để hỗ trợ người nghe theo dõi phần trình bày.
– Sử dụng cách xưng hô và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp, thể hiện sự quan tâm đến người nghe, mời gọi người nghe tương tác với mình trong khi nói.
– Nói bằng giọng tự tin, rõ ràng, có cảm xúc.
1.2.3. Trao đổi, đánh giá
* Trao đổi:
– Trong vai trò người nghe: thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nghiêm túc bằng những tín hiệu không lời (ánh mắt, cái gật đầu, nụ cười…) nêu rõ những điểm thú vị trong câu chuyện của người nói, phản hồi lịch sự với người nói về những nội dung chưa hiểu rõ, những vấn đề mà bạn cho là chưa hợp lí, chưa đồng tình.
– Trong vai trò người nói: Kiên nhẫn chờ đến lượt lời của bạn; tránh chỉ trích gay gắt, trao đổi trên tinh thần xây dựng; tôn trọng ý kiến của người khác; giải thích rõ hơn về những điều mà người nghe chưa hiểu về bài trình bày của bạn hoặc khác quan điểm với bạn (nếu có); cầu thị và ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc góp ý của người nghe.
* Đánh giá:
Bảng kiểm kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật