Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Giới thiệu một tác phẩm kịch – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Định hướng

a. Khái niệm:

Giới thiệu một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) là trình bày trước người nghe sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật (cốt truyện, xung đột kịch, lời thoại, khả năng thanh lọc,….) của tác phẩm kịch, những thành công khi công diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, người giới thiệu cũng bộc lộ thái độ, sự đánh giá, những trải nghiệm của cá nhân về vở kịch.

b. Để giới thiệu một tác phẩm kịch, các em cần lưu ý:

– Lựa chọn được tác phẩm kịch có giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật, đó cũng là vở kịch mà các em có những trải nghiệm riêng, đem lại cho các em những xúc cảm, ấn tượng mạnh mẽ.

– Chuẩn bị các tư liệu, tranh, ảnh, thiết bị âm thanh hỗ trợ để tạo không khí, cảm xúc cho sự tiếp nhận của người nghe.

– Xác định thời lượng và người nghe bài giới thiệu để có cách trình bày phù hợp.

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

1.2. Cách giới thiệu một tác phẩm kịch

1.2.1. Chuẩn bị

– Đọc kĩ để bài và xác định yêu cầu của đề.

– Lựa chọn một vở kịch mà em tâm đắc để giới thiệu với mọi người.

– Tóm tắt vở kịch (lựa chọn những đoạn và chi tiết tiêu biểu….).

– Tìm hiểu nét đặc sắc (nội dung và hình thức) của tác phẩm kịch.

1.2.2. Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý:

Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm kịch có gì đặc biệt?

– Nội dung tác phẩm kịch (để tải, chủ đề, thông điệp chính của vở kịch, xung đột trung tâm, hệ thống nhân vật và biến cố chính,…) có gì đặc sắc?

– Những đặc sắc về hình thức kịch bản (lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu về bối cảnh, trang phục, hành động của nhân vật,…)

– Các chỉ dẫn sân khấu có tác dụng gì?

 

b. Lập dàn ý:

Lập dàn ý cho bài giới thiệu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên vở kịch, tên tác giả, nêu lí do em lựa chọn để giới thiệu vở kịch.

Nội dung chính: Lần lượt giới thiệu tác phẩm kịch theo trình tự phù hợp.

Kết thúc: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm kịch.

1.2.3. Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 5, phần Nói và nghe, đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

1.2.4. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 5, phần Nói và nghe, mục d (Trang 29) đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

=> Xem chi tiết nội dung phần Nói và nghe ở Bài 5: