Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 7: Đạo đức kinh doanh

 Đạo đức kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, tồn tại và phát triển. Nâng cao đạo đức kinh doanh còn mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, người lao động và sự phát triển bền vững. Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của đạo đức kinh doanh giúp chúng ta thực hiện các việc làm đúng, xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

1.1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm về đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh

 

b. Biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh biểu hiện thông qua một số phẩm chất đạo đức trong kinh doanh:

– Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

– Trung thực: giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

– Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

– Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

– Gắn kết các lợi ích: gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

1.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh

Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.