Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

 Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hoá trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Những nỗ lực trong cạnh tranh tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

1.1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa.

Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh trong tổ chức, doanh nghiệp

1.2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Cạnh tranh thường xuyên diễn ra do:

– Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thể để có chỗ đứng trên thị trường.

– Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tranh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hoa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.

1.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển: Tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, phân bố linh hoạt các nguồn lực hưởng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy năng lực thoả miền nhu cầu của xã hội.

1.4. Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lãnh ninh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiên chỉ trung thực, lập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, giảm pha gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bị mất kinh doanh có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. Do đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần bị phê phán, lên án và ngăn chặn.