Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh

 Đạo đức kinh doanh là nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế thị trường phát triển bền vững và đạt sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nắm vững đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích con người, cộng đồng, bảo vệ môi trường. Công dân hiểu biết đạo đức kinh doanh sẽ có hành vi đúng đắn khi tham gia nền kinh tế.

1.1. Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm:

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

 

b. Vai trò của đạo đức kinh doanh:

– Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.

– Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng.

– Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

– Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại.

1.2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh bao gồm:

– Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng;

– Hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.

 

b. Biểu hiện đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ cụ thể:

Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng;…

Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật.

Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.