Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

 Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong Luật Tín ngưỡng tôn, giáo năm 2016. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội.

1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

a) Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

– Tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

– Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

– Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo;

– Tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

– Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

– Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật…

Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được đảm bảo ở Việt Nam

Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được đảm bảo ở Việt Nam

b) Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

– Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan;

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;

– Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

– Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

– Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

– Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực như:

+ Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, có thể gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, kinh tế, công việc, học tập,… của công dân;

+ Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

+ Làm mất đoàn kết dân tộc;…

– Hành vi vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.3. Trách nhiệm của công dân

– Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;

– Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;

– Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;

– Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;

– Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan

– Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Công dân có trách nhiệm tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan

Công dân có trách nhiệm tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan