Khi tham gia vào nền kinh tế, các chủ thể kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng quyết liệt. Cạnh tranh giữ vai trò là động lực trong nền kinh tế. |
1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hoá, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh giữa các tổ chức, doanh nghiệp
1.2. Nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh
Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
1.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế
– Đối với người sản xuất: Cạnh tranh thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
– Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của mình.
– Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.
1.4. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
1.4.1. Khái niệm
Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
1.4.2. Biểu hiện
– Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
– Lôi kéo khách hàng một cách bất chính.