Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 5: Thất nghiệp

 Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt,… đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Để tồn tại trong môi trường đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá được các cơ hội kinh doanh.

1.1. Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Hơn 1 triệu người thất nghiệp trong quý I/2023

1.2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp: thất nghiệp được chia thành các loại sau:

+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

+ Thất nghiệp cơ cấu: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

+ Thất nghiệp chu kì: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

Theo đặc trưng của người thất nghiệp: thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ; thất nghiệp theo ngành nghề,…

Theo tính chất thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ; thất nghiệp trá hình…..

1.3. Hậu quả của thất nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về mặt kinh tế, xã hội:

– Thất nghiệp làm người lao động không có thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.

– Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

– Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

– Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.

1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thông qua việc:

+ Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…

+ Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…

+ Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.

Trách nhiệm của học sinh:

+ Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm;

+ Thực hiện đúng và tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, chấp hành những chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội

Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội