Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 4: Việc làm

 Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập có ý nghĩa quan trọng góp phần huy động, phân bố và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

1.1. Khái niệm việc làm

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

Hình thức tồn tại: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm tồn tại dưới nhiều hình thức, không giới hạn về không gian, thời gian.

Ngành may mặc chiếm lượng lớn người lao động trong thị trường lao động

Ngành may mặc chiếm lượng lớn người lao động trong thị trường lao động

1.2. Khái niệm thị trường việc làm

Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về việc làm, tiền lương và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.

1.3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau:

+ Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.

+ Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.

– Thông qua các thông tin về lao động, việc làm, người lao động có thông tin về việc làm trên thị trường việc làm để tìm việc làm và ngược lại, người sử dụng lao động có thông tin về lao động trên thị trường lao động để tuyển dụng lao động.

Vai trò: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần gia tăng việc làm, giảm thất nghiệp.

Thị trường lao động Việt Nam năm 2021

Thị trường lao động Việt Nam năm 2021