Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và trong các luật khác của Nhà nước. Đây là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân.

1.1. Pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín

– Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ.

+ Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

+ Không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ thư, kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác.

+ Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tận tay người nhận.

– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Trong những trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, nhưng việc khám xét thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục do luật định.

Công dân cần được đảm bảo những bí mật riêng tư cá nhân

Công dân cần được đảm bảo những bí mật riêng tư cá nhân

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

– Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc quyền riêng tư của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm tới.

– Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có thể gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi này vừa gây hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây hậu quả cho người có hành vi vi phạm:

+ Đối với người bị vi phạm: Hành vi vi phạm của người khác xâm phạm an toàn và bí mật cá nhân trong thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình. Người vi phạm xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là vi phạm pháp luật

1.3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Là học sinh, mỗi người cần thực hiện tốt trách nhiệm sau:

– Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thông tin điện thoại, điện tín của công dân; biết phân biệt hành vi đúng, sai để lựa chọn các xử sự phù hợp, biết tự bảo vệ mình và bảo vệ những người khác trước hành vi vi phạm.

– Có ý thức bảo đảm, tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; vận động, thuyết phục và nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng tôn trọng và thực hiện.

– Tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền của mình và của người khác.