Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

  Thị trường là “cầu nối” giữa sản xuất với tiêu dùng. Việc sản xuất ra hàng hoá gì, cán Có dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường.

Câu hỏi: Chia sẻ hiểu biết của em về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.

Trả lời:

Một số loại thị trường ở địa phương em:

+ Thị trường hàng hóa: Hàng ngày, tại khu chợ trung tâm của xã bày bán rất nhiều các mặt hàng như tôm, thịt, cá, giò, rau,…phục vụ bữa ăn của người dân, người bán người mua tấp nập.

+ Thị trường dịch vụ: Các cửa hàng dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, massage, làm móng, chăm sóc da,…mọc lên như nấm, phục vụ nhu cầu của người dân.

1.1. Khái niệm thị trường

Câu hỏi: Đọc thông tin trang 18, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu hỏi sau:

– Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ trong trường hợp trên? Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế đó?

– Trong các hoạt động kinh tế kể trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?

Trả lời: 

– Hoạt động kinh tế diễn ra tại chợ là hoạt động mua bán các mặt hàng Tết. 

– Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế đó là: người mua, người bán và hàng hóa.

– Trong các hoạt động kinh tế trên các chủ thể tác động với nhau nhằm xác định giá cả, số lượng hàng hóa. 

– Các quan hệ kinh tế được xác lập là phân phối – trao đổi và tiêu dùng.

1.2. Các loại thị trường

Câu 1: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và xác định các loại thị trường tương ứng.

Trả lời: 

– Tranh 1: Thị trường hàng hóa (Thị trường bất động sản)

– Tranh 2: Thị trường hàng hóa (Thị trường thiết bị)

– Tranh 3: Thị trường dịch vụ (Thị trường chứng khoán)

Câu 2: Đọc thông tin trang 19, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu hỏi sau:

– Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.

– Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.

Trả lời: 

– Nhận xét việc làm của chị B:

+ Giúp cho người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa mà chị bán. 

+ Việc chị chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập vào thể hiện trách nhiệm của một người phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

+ Giá cả và hạn sử dụng được niêm yết công khai, rõ ràng giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

– Vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phân phối, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,không tự ý nâng giá sản phẩm, không đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn cho nền kinh tế chung của đất nước.

1.3. Các chức năng của thị trường

Câu 1: Đọc trường hợp 1 trang 20, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu hỏi sau:

– Thị trường cung cấp cho công ty A những thông tin gì? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với công ty A?

– Sản phẩm mới của công ty A có được người tiêu dùng thừa nhận không? Vì sao?

Trả lời: 

– Thị trường cung cấp cho công ty A những thông tin sau:

+ Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dầu gội tự nhiên.

+ Trên thị trường chưa có sản phẩm này.

– Những thông tin đó giúp công ty A định hướng sản xuất tạo ra những sản phẩm dầu gội đầu làm từ tự nhiên để đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tạo động lực giúp công ty A phát triển sản xuất các sản phẩm làm từ tự nhiên khác.

– Sản phẩm mới của công ty A rất được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao vì sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dầu gội đầu tự nhiên, hơn nữa tại thời điểm đó chưa có sản phẩm dầu gội tự nhiên nào khác trên thị trường.

Câu 2: Đọc trường hợp 2 trang 20, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi sau:

Dựa vào thông tin thị trường cung cấp, người trồng cà phê đã có những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất như thế nào?

Trả lời: 

Dựa trên thông tin thị trường cung cấp, người trồng cà phê đã có quyết định mở rộng sản xuất bằng cách tăng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.

  – Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

  – Phân loại thị trường:

  + Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép…), thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,…) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

  + Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất.

  + Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường trong nước và thị trường thế giới.

  + Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

  – Chức năng của thị trường:

  + Thừa nhận giá trị của hàng hoá;

  + Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế;

  + Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.