Ngày nay, các dịch vụ tín dụng đang trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Điều này giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể linh động về việc đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cá nhân,… giúp phát triển nền kinh tế. |
---|
Câu hỏi: Em hãy liệt kê một số dịch vụ tín dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam và cho biết, khi sử dụng dịch vụ tín dụng, em cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
* Một số dịch vụ tín dụng phổ biến hiện nay:
– Tín dụng thương mại
– Tín dụng nhà nước
– Tín dụng ngân hàng
– Tín dụng tiêu dùng
* Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ tín dụng:
– Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.
– Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.
1.1. Một số dịch vụ tín dụng
a. Tín dụng thương mại
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 56, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Doanh nghiệp A và B giữ vai trò gì trong mối quan hệ tín dụng trên?
– Dịch vụ tín dụng trong trường hợp trên có những đặc điểm gì? Đặc điểm nào thể hiện tính ưu thế của tín dụng này trong nền kinh tế? Vì sao?
Trả lời:
– Doanh nghiệp A đóng vai trò là bên cho vay, doanh nghiệp B đóng vai trò là bên đi vay.
– Đặc điểm:
+ Là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau.
+ Không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng, Nhà nước.
+ Hình thức: mua bán chịu
– Đặc điểm thể hiện tính ưu thế của tín dụng này đó là không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng, Nhà nước vì khi không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng, Nhà nước sẽ không phải tuân theo những quy định, cam kết bắt buộc rườm rà; không phải lệ thuộc vào vốn Nhà nước và các ngân hàng. Ngoài ra nó còn tạo khả năng mở rộng hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp với nhau.
b. Tín dụng nhà nước
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp 1, 2 trang 57, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và hực hiện yêu cầu.
– Cho biết vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tín dụng nhà nước.
– Nêu một số đặc điểm của tín dụng nhà nước. Giải thích vì sao lãi suất vay của tín dụng nhà nước hấp dẫn hơn các ngân hàng thương mại.
Trả lời:
– Vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tín dụng nhà nước: Là bên cho vay để phục vụ cho việc thực thi chức năng quản lí kinh tế, xã hội.
– Đặc điểm:
+ Là quan hệ vay mượn giữa nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế – xã hội của mình.
+ Có tính cưỡng chế, tính chính trị và xã hội.
+ Phương thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng.
– Lãi suất vay của tín dụng nhà nước hấp dẫn hơn các ngân hàng thương mại vì tín dụng nhà nước cho vay không chỉ nhằm mục đích kích thích vay vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế mà còn thể hiện ở trách nhiệm và mối quan tâm của chính phủ đối với dân chúng chẳng hạn như cho vay tài trợ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…
c. Tín dụng ngân hàng
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 57, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng C có đặc điểm gì?
– Anh B cần đáp ứng điều kiện gì để sử dụng các dịch vụ tín dụng mà Ngân hàng C cung cấp?
Trả lời:
– Ngân hàng đóng vai trò là bên cho vay, đảm bảo nhu cầu về vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân ông D.
d. Tín dụng tiêu dùng
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 58, 59 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
– Nêu những yêu cầu đăng kí sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng từ trường hợp trên.
– Trình bày các đặc điểm của tín dụng tiêu dùng được mô tả trong trường hợp trên. Cho ví dụ.
– Liệt kê một số lưu ý khi sử dụng tín dụng tiêu dùng trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống.
Trả lời:
– Những yêu cầu đăng kí sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng:
+ Thanh toán khoản nợ đúng hạn.
+ Có tài chính, thu nhập ổn định hàng tháng.
– Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng được mô tả trong trường hợp trên:
+ Phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư.
+ Người đi vay là cá nhân, bên cho cho vay là ngân hàng.
+ Các hình thức của tín dụng tiêu dùng: bán chịu trả góp và thẻ tín dụng.
+ Kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bán chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.
Ví dụ: Anh D muốn mua 1 chiếc laptop hãng dell có giá bán trên thị trường là 15 triệu đồng. Tuy nhiên anh D chưa có đủ số tiền để mua nó nên anh D đã thực hiện hình thức vay trả góp chiếc máy tính đó. Hàng tháng, anh D sẽ phải trả một số tiền đã cam kết cho ngân hàng.
– Một số lưu ý khi sử dụng tín dụng tiêu dùng trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống
+ Có kế hoạch rõ ràng trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán các khoản vay theo kỳ hạn.
+ Nghiêm túc sử dụng số tiền đúng mục đích, trả đúng hạn theo quy định tại hợp đồng giữa các bên, nhằm tránh việc trả nợ quá hạn và các khoản lãi phát sinh hoặc mất khả năng thanh toán nợ.
1.2. Sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2 trang 59, 60, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thảo luận theo gợi ý.
– Em hãy nhận xét về cách sử dụng dịch vụ tín dụng của chị Q và anh H.
– Cho biết, vì sao phải sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm.
– Nêu một số cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm.
Trả lời:
– Cách sử dụng dịch vụ tín dụng của chị Q đúng quy định và hiệu quả khi đã tuân thủ cam kết đối ngân hàng: thanh toán đúng hạn. Vì thế mà chị Q đã nhận được nhiều ưu đãi về lãi suất thường niên và khuyến mại khi mua sắm.
Cách sử dụng dịch vụ tín dụng của anh H không đạt hiệu quả, do anh H chưa cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân nên đã không thể trả nợ đúng thời hạn.
– Phải sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm vì để đảm bảo quyền lợi của hai bên: bên cho vay – bên đi vay. Nếu sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm, người sử dụng dịch vụ sẽ tránh được nguy cơ nợ xấu mà vẫn đảm bảo được mục đích sử dụng dịch vụ tín dụng của mình.
– Một số cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm:
+ Trả đúng số tiền đã vay, số tiền lãi đúng thời hạn thanh toán.
+ Vay tín dụng tiêu dùng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.
+ Thực hiện đúng cam kết về khoản vay.
– Một số dịch vụ tín dụng: + Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng. + Tín dụng nhà nước: là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của mình. + Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế – tài chính của toàn xã hội. + Tín dụng tiêu dùng: Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay. Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,… – Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm, cần: + Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng. + Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân. |
---|