Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế

  Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chủng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phân tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người.

Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt đng kinh tế đó.

Trả lời:

– Tranh 1: Nuôi trồng thủy hải sản. Đây là hoạt đng nuôi trồng các loại động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, nước mặn với mục đích bán lại cho các cửa hàng, nhà hàng hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

– Tranh 2: Gian hàng thủy sản. Đây là hoạt đng buôn bán các loại hàng thủy sản (tôm, cua, cá, …) cho người tiêu dùng

– Tranh 3: Chế biến hải sản. Đây là hoạt đng tiêu dùng sản phẩm thủy sản để phục vụ nhu cầu của người dùng.

– Tranh 4: May quần áo. Đây là hoạt đng sản xuất các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc, thời trang của con người.

– Tranh 5. Cửa hàng quần áo. Đây là hoạt động phân phối sản phẩm quần áo tới tay người tiêu dùng.

1.1. Hoạt động sản xuất

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Anh D quyết định chuyển toàn b diện tích đất trồng lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây họ đậu, vừa tạo cho khu vườn không gian hai tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.

Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?

Trả lời: 

– Hiệu quả cho gia đình anh D: đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra thu nhập lớn, từ đó giúp cho đời sống gia đình được nâng cao.

– Hiệu quả cho xã hội: cung cấp cho thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.

1.2. Hoạt động phân phối – trao đổi

Câu 1: Doanh nghiệp dệt may T trúng thầu sản xuất áo bảo hộ lao động, cung cấp cho các đối tác ở châu Âu nhờ nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, các đơn hàng gia tăng đáng kể, doanh thu và lợi nhuận tăng, giảm bớt thiệt hại do việc tạm dừng các đơn hàng may mặc.

– Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.

– Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Trả lời: 

– Doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên đã có quyết định đúng đắn về việc phân bố nguồn lực và phân chia kết quả sản xuất. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, cắt giảm lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao để đầu tư vào một lĩnh vực có triển vọng hơn. Nhờ đó, các đơn hàng liên tục gia tăng, thu nhập của công nhân được cải thiện.

 – Hoạt động phân phối có vai trò trung gian, giúp kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Cả khâu sản xuất và tiêu dùng đều phụ thuộc vào hoạt động phân phối. Ngược lại, hoạt động phân phối cũng bị chi phối bới hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Câu 2: Nhiều siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trong cả nước đã linh động triển khai các dịch vụ đặt hàng trực tuyến khi nhận thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh, triển khai nhóm nhân viên “đi chợ hộ”, giao hàng trực tiếp hoặc khách hàng đến lấy theo khung giờ phù hợp.

– Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng.

– Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết.

Trả lời: 

 – Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

 – Một số hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác: bán hàng online bằng hình thức livestream, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Sendo,…

1.3. Hoạt động tiêu dùng

Câu hỏi: Chỉ còn vài ngày nữa, năm học mới sẽ chính thức bắt đầu nên lượng khách hàng đến nhà sách, siêu thị. So với các năm trước, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

– Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước.

– Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối – trao đổi?

Trả lời: 

– Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi:

  So với các năm trước, người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

– Vai trò:

+ Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa.

+ Cầu tăng thì cung tăng.

+ Các nhà sản xuất, phân phối dựa và xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.

1.4. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

Câu 1: Anh K dự định mở cửa hàng bán trà sữa ngay trước cổng trường học. Anh sẽ tìm mua nguyên liệu rẻ, bột trà chế biến từ bột màu, đường hóa học, hương vị chế tạo từ chất tổng hợp, … Anh cho rằng điều này không những tạo sự hấp dẫn của sản phẩm mà giá bán sẽ rẻ.

– Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K?

– Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào?

Trả lời: 

– Dự định kinh doanh của anh K là không tốt và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Có thể những tính toán của anh sẽ mang lại cho anh nhiều lợi nhuận, tuy nhiên, nó lại làm hại đến người tiêu dùng, cụ thể ở đây là những người uống trà sữa ở quán của anh. 

– Nếu là anh K, em sẽ lựa chọn những nguyên vật liệu chất lượng để làm trà sữa, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặc dù giá thành của chúng có thể sẽ cao hơn một chút, nhưng theo xu hướng hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có một cốc trà sữa chất lượng.

Câu 2: Với phương châm “Sức khoẻ người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu”, doanh nghiệp Q luôn sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, bao bì đóng gói thân thiện với môi trường.

– Em có nhận xét gì về hoạt động của Doanh nghiệp Q?

– Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế-xã hội?

Trả lời: 

– Hoạt động của doanh nghiệp Q rất chuyên nghiệp và cần được nhân rộng. 

– Việc doanh nghiệp đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm an toàn, giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Đây là một điều rất cần thiết và phải được phổ cập rộng rãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

  – Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội:

  + Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.

  + Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối – trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

  + Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.