Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

  Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, trong đó mỗi chủ thể có vai trò riêng đối với nền kinh tế.

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn chơi trò “Tìm vật đoán tên” các đồ vật trong hộp kín và xác định những chủ thể, các hoạt động kinh tế liên quan đến đồ vật em tìm được trong trò chơi đó.

Trả lời:

Ví dụ: cho HS đoán tên đồ vật: bút mực, tẩy.

– Chủ thể: doanh nghiệp, công ty sản xuất.

– Các hoạt động kinh tế liên quan:

+ Hoạt động sản xuất: tạo ra được bút mực, tẩy.

+ Hoạt động tiêu dùng: sử dụng bút mực, tẩy.

+ Hoạt động trao đổi: phân phối các sản phẩm cho các đơn vị nhỏ lẻ…

1.1. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại điều gì cho bản thân anh và gia đình?

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp gì cho nên kinh tế và xã hội?

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, em còn biết đến những chủ thế nào nữa?

Trả lời:

a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại cho bản thân anh và gia đình: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, giúp cho việc kinh doanh càng phát triển hơn, tạo nên lợi nhuận để có thể giúp cho bản thân và gia đình anh H có cuộc sống sung túc.

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp cho nên kinh tế và xã hội:

+ Sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

+ Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước.

+ Tạo việc làm cho người dân địa phương.

+ Truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch”.

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, những chủ thể khác nữa là:

+ Doanh nghiệp

+ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất

   Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,… trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,… để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

   Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.

1.2. Chủ thể trung gian

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 13 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian nào khác nữa?

Trả lời:

Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích cho người sản xuất và người tiêu dùng:

+ Vai trò cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.

+ Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.

+ Nền kinh tế trở nên sôi động hơn, linh hoạt hơn.

+ Góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

b) Những chủ thể trung gian khác như:

+ Cửa hàng bách hóa

+ Cửa hàng tiện lợi

+ Chợ, siêu thị

   Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

   Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

1.3. Chủ thể tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy phân tích tình huống trang 13 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.

Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống bên, em hãy cho biết quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều gì?

Trả lời:

– Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi như:

+ Lớp sẽ có tất cả bao nhiêu bạn tham gia?

+ Món ăn, đồ uống mà các bạn yêu thích là gì? Mức giá ra sao?

+ Danh sách các món ăn có thể cho vào danh sách đặt bữa trưa là gì? Chọn những món có nhiều bạn lựa chọn nhất.

– Với vai trò là người tiêu dùng, quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào:

+ Số tiền có.

+ Nhu cầu sử dụng.

+ Sản phẩm mua.

   Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình. Người tiêu dùng ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

   Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

1.4. Chủ thể nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, thông tin trang 14 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.

a) Từ trường hợp và thông tin bên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế.

b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế?

Trả lời:

– Với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế, Nhà nước đang thực hiện vai trò:

 + Chủ thể sản xuất: khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội.

+ Chủ thể tiêu dùng, hoặc chủ thể trung gian: kết nối người mua và người bản một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt trên thị trường.

+ Vai trò quan trọng, nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế.

– Chủ thể nhà nước trong nền kinh tế có các vai trò như:

+ Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

+ Điều chỉnh, khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

+ Nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác.

   Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.