Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 18: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về bộ máy nhà nước

   Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, tạo thành cơ chế đồng bộ, thống nhất để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

Cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước: Chính phủ

– Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

– “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ”. Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.

Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

1.1. Quốc hội

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 110, 111 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Thông tin 1 cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng như thế nào trong ban hành văn bản luật?

b) Thông tin 2 cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện nhiệm vụ nào của Quốc hội?

c) Theo thông tin 3 và 4, bầu các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước có phải nhiệm vụ của Quốc hội? Nêu các nhiệm vụ khác của Quốc hội.

Trả lời:

a) Thông tin 1: Cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng trong ban hành văn bản luật: biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.

b) Thông tin 2: Cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

c) Các nhiệm vụ của Quốc hội:

– Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

– Xét báo cáo công tác của Chú tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

– Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia như mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, dân tộc, tôn giáo, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, bầu miễn nhiệm các chức danh quan trong trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp quy định, quyết định đại xsa, quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia, quyết định chính sách cơ bản vẻ đối ngoại, quyết định trưng câu ý dân…

   Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.

1.2. Chủ tịch nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 111, 112 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Em hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thông qua các thông tin trên.

Trả lời:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:

– Thông tin 1: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

-Thông tin 2: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của nhà nước như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Toà án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Thông tin 3: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.

– Thông tin 4: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.

– Thông tin 5: Phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

   Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của Nhà nước như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;…

1.3. Chính phủ

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 112, 113 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Những thông tin trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ? Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 mà em biết.

Trả lời:

* Những thông tin trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:

 – Thông tin 1: Tập trung ưu tiên, phòng chống dịch Covid-19.

 – Thông tin 2: Tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.

 – Thông tin 3: Đưa ra giải pháp bố trí đối với Đội viên Đề án thí điểm chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi.

 – Thông tin 4: Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

* Những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013:

– Nhiệm vụ:

+ Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thâm quyên theo luật định.

+ Trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền.

+ Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội; thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quân lí nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp.

+ Hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cập trên; tạo điều kiện đề Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyên công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Quyền hạn: 

+ Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước, quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuân quy định.

+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tô chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.       

   Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định; trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền; thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội; thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước;…

   Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

1.4. Tòa án nhân, Viện Kiểm sát nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Toà án xét xử A tại phiên toà và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo thông tin, Tòa án và Viện Kiểm sát có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Nhiệm vụ của tòa án và Viện Kiểm sát:

 – Toà án nhân dân: có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 – Viện Kiếm sát nhân dân: có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

   Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

1.5. Chính quyền địa phương

Câu hỏi: Đọc thông tin trang 115 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương như thế nào?

Trả lời:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương:

– Tổ chức và bảo đảm việc thị hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đê của địa phương do luật định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

– Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

   Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

   Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

   Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên, với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

1.6. Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 115, 116 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Từ thông tin 1, em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Hội đồng Bầu cử quốc gia?

b) Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là gì trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

a) Hội đồng Bầu cử quốc gia: 

– Là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập lần đầu tiên tháng 11/2015.

– Là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

b) Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước trong bộ máy nhà nước:

– Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, kế toán.

– Là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước.

   Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập lần đầu tiên tháng 11/2015. Là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

   Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước trong bộ máy nhà nước:

   – Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, kế toán.

   – Là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước.