1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
a. Cuộc đời:
– Phan Cẩm Thượng sinh năm 1957.
– Ông là nhà nghiên cứu nghệ thuật/Họa sĩ tài hoa.
– Ông là con út trong một gia đình có 9 anh em, nhà ở phố Lý Quốc Sư, TP. Hà Nội.
– Phan Cẩm Thượng lớn lên trong môi trường ảnh hưởng nhiều tư tưởng Nho giáo.
– Ông giỏi tiếng Hán và triết học phương Đông.
Nhà nghiên cứu/Họa sĩ Phan Cẩm Thượng
b. Sự nghiệp nghệ thuật:
– Công trình nghiên cứu tiêu biểu: Mỹ thuật của người Việt, Mỹ thuật ở Làng (viết chung với Nguyễn Quân), Điêu khắc cổ Việt Nam, Đồ họa cổ Việt Nam, Điêu khắc Tây Nguyên, Chùa Dâu – Tứ Pháp,…
– Sự nghiệp hội họa: Ông vẽ trên giấy dó, lụa, sơn mài, làm tranh đồ họa đen trắng, viết thư pháp (chữ Hán) và vẽ tranh thủy mặc,…
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– In trong Văn minh vật chất của người Việt (NXB Thế giới, 2018, tr.228 – 230)
b. Thể loại:
Đồ gốm gia dụng của người Việt thuộc thể loại văn bản thông tin.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: Từ đầu đến “tập tục ăn ở khác nhau” – Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
– Phần 2: Từ “Tiền thân của cái bát” đến “thế kỉ XVIII – XIX” – Nói về tiền thân của chiếc bát
– Phần 3: Từ “Đồ gốm gia dụng thời Lý-Trần” đến “chất lượng không tình, nhưng giá rẻ”- Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần.
– Phần 4: Từ Còn lại – Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng.
d. Tóm tắt tác phẩm
Cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau. Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời. Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng. Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng. Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hình thức văn bản
– Sử dụng hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình ảnh minh họa.
=> Nhận xét: Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
1.2.2. Quá trình phát triển của đồ gốm gia dụng
* Nguồn gốc:
+ Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi:
+ Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời.
+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng.
+ Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao.
+…
* Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần:
+ “Quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng”.
+ ” Những chiếc chậy, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi”.
+ …
Gốm sứ thời Lý – đỉnh cao nghệ thuật gốm sứ Việt Nam
* Nhận xét:
– Văn hóa dân tộc ta thật hào hùng. Văn hoá đồ gốm sứ xưa của Việt Nam mở ra cho mọi người một giá trị mênh mông, thoáng đãng vô cùng vô tận về đời sống xã hội xa xưa.
– Đồ gốm sứ xưa là những đồ vật câm lặng, nhưng chúng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí dân tộc phong phú.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt nói về nguồn gốc và quá trình phát triển cũng như cách sử dụng đồ gốm qua từng thời kì.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Hình ảnh, chú thích rõ ràng, mạch lạc theo từng thời kì.
– Dẫn chứng chi tiết, phù hợp.
– Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu.