Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

1.1. Khái quát chung

  • Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 5 tỉnh: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Diện tích: 23,6 nghìn km² (năm 2006)
  • Dân số: 12 triệu người (năm 2006)
  • Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu
  • Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa.
  • Có chính sách phát triển phù hợp, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước.
  • Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.

1.2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng

a. Vị trí địa lý: 

Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  • Thế mạnh:
    • Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.
    • Khí hậu: cận xích đạo => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn
    • Thủy sản: gần các ngư trường lớn như Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang  => xây dựng các cảng cá, nuôi trồng thủy sản
    • Tài nguyên:
      • Rừng: cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguyên liệu giấy. Có vườn quốc gia: Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
      • Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh => thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.
    • Sông: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
  • Hạn chế: 
    • Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt.
    • Diện tích rừng tự nhiên ít.
    • Ít chủng loại khoáng sản.

c. Kinh tế – xã hội:

  • Nguồn lao động: có chuyên môn cao
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
  • Cơ sơ hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.

1.3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a. Trong công nghiệp 

  • Cơ cấu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất của cả nước, nổi bật với các ngành công nghiệp cao như : luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm…
  • Việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng  từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
    • Một số nhà máy thuỷ điện đựơc xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), Thác Mơ (150MW) trên sông Bé, Cần Đơn (ở hạ lưu của nhà máy thuỷ điện Thác Mơ).
    • Các nhà máy điện tuôc bin khí : Trung tâm điện lực Phú Mĩ, công suất thiết kế hơn 4.000MW (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức…
    • Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất được đầu tư xây dựng.
    • Đường dây siêu cao áp 500 KV Hoà Bình – Phú Lâm (Tp. Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994
    • Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mĩ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm…
  • Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.
  • Luôn luôn quan tâm vấn đề môi trường;
  • Tránh làm tổn hại đến du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.

b. Trong dịch vụ

  • Các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
  • Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng : dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch…
  • Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ

c. Trong nông, lâm Nghiệp 

  • Nông nghiệp:
    • Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng:
      • Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây CN trong vùng.
      • Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương – Bình Phước) cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất

-> Giải quyết được nước tưới về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà dẫn đến

-> Diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm tăng và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm

  • Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước
    • Ứng dụng công nghệ trồng mới, sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên.
    • Đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều.
    • Cây mía và đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.
  • Lâm nghiệp
    • Bảo vệ vốn rừng 
    • Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
    • Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

  • Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa:
    • Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí cả nước.
    • Các bể dầu khí lớn như : Nam Côn Sơn, Cửu Long.
    • Mỏ dầu khí đã được khai thác như : Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây…
  • Khai thác và nuôi trồng thủy sản
    • Nguồn lợi hải sản phong phú, chiếm gần 40% trữ lượng của cả nước.
    • Khai thác thủy sản tại các ngư trường trọng điểm liền kề như : Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và cả ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
    • Nuôi trông thủy sản ven bờ, có nhiều diện tích rừng ngập mặn có thể kết hợp nuôi tôm, nuôi trồng ở các hải đảo.
  • Du lịch biển
    • Các bãi biển có giá trị (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải…) đối với hoạt động du lịch.
    • Nguồn nước khoáng (Bình Châu…), khu dự trữ sinh quyển (Cần Gìơ)
  • Giao thông vận tải biển
    • Xây dựng và mở rộng hệ thống cảng ở TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.
    • Mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế do nằm kề các tuyến hàng hải quốc tế.