Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa
1.1. Đặc điểm
a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
- Thế kỉ thứ III TCN: Đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa
- Thời Phong kiến: Một số đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với chức năng chính là : hành chính, thương mại, quân sự.
- Thế kỉ thứ XI: Xuất hiện thêm thành Thăng Long.
- Thế kỉ XVI – XVIII thêm các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời Pháp thuộc: Công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng của yếu là hành chính, quân sự.
- Thập niên 30 của thế kỉ XX, các đô thị lớn hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…
- Sau cách mạng tháng 8/1945 – 1954: Không thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
- Từ 1954 – 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng:
- Miền Nam: Chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh.
- Miền Bắc: Đô thị hóa gắn với CNH trên cơ sở đô thị đã có. Từ 1965 – 1972 quá trình đô thị hóa chững lại do chiến tranh phá hoại.
- Từ 1975 – đến nay đô thị hoá chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng các đô thị còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Năm 1990: 12,9 triệu người (19,5% dân số cả nước).
- Năm 2005: 22,3 triệu người (26,9% dân số cả nước).
- Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Năm 2006, cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhất: 167 đô thị, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (118), Đồng bằng sông Cửu Long (133), Bắc Trung Bộ (98).
- Đông Nam Bộ là vùng có số đô thị ít nhất: 50 đô thị, tiếp theo là Tây Nguyên (54), Duyên hải Nam Trung Bộ (69).
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị: Trung du miền núi Bắc Bộ có tỷ lệ 9/167, Đồng bằng sông Hồng là 7/118, Đồng bằng sông Cửu Long là 5/133, Bắc Trung Bộ là 4/98…
1.2. Mạng lưới đô thị
- Dựa vào các tiêu chí: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân hoạt động phi nông nghiệp… phân thành 6 loại:
- Loại đặc biệt: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- Loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5.
- Dựa vào cấp quản lý, phân thành 2 loại:
- Đô thị trực thuộc trực Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- Đô thị trực thuộc tỉnh: Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Vinh (Nghệ An)…
1.3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
a. Tích cực
- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Ảnh hưởng rất lớn đến phát nền kinh tế – xã hội của phương, các vùng.
- Là các thị trường tiêu thụ lớn, sử dụng lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
b. Tiêu cực
- Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, an ninh trật tự…