Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tt)

1.3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

a. Đai nhiệt đới gió mùa

  • Độ cao: Miền Bắc từ dưới 600 – 700m, miền Nam từ  900 – 1000m.
  • Khí hậu:  nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt.
  • Đất đai:
    • Đất đồng bằng: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát…
    • Đất vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là nhóm đất feralit.
  • Sinh vật: Gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
    • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 – 40m. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
    • Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa: 

  • Độ cao: Miền Bắc từ 600 – 700m đến 2600m, miền Nam từ 900-1000m đến 2600m.
  • Khí hậu: Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
  • Đất đai:
    • Từ 600 – 700m đến 1600 – 1700: Có đất feralit có mùn
    • Trên 1600 – 1700m: Hình thành đất mùn.
  • Sinh vật :
    • Từ 600 – 700m 1600 – 1700m: Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim phát triển; nhiều chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc; các loài thú lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.
    • Trên 1600 – 1700m: Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y phủ kín thân, cành cây), xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

c. Đai ôn đới gió mùa: 

  • Độ cao: Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
  • Khí hậu: Có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C.
  • Đất đai: Chủ yếu là đất mùn thô.
  • Sinh vật: Có các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam

1.4. Các miền địa lí tự nhiên

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

  • Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
  • Đặc điểm cơ bản:
    • Địa hình:
      • Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
      • Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
      • Vùng biển: có đáy nông, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
    • Khí hậu:
      • Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
    • Khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì, bạc, kẽm… Vùng thềm Vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
    • Những trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền:
      • Tính thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, dòng chảy sông ngòi.
      • Thời tiết không ổn định.

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

  • Phạm vị: Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Đặc điểm cơ bản:
    • Địa hình:
      • Là miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ 3 đai cao, địa hình núi chiếm ưu thế, có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo…
      • Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam với các dải đồng bằng thu hẹp
      • Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
      • Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
    • Khí hậu:
    • Gió mùa Đông Bắc suy yếu làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần
  • Khoáng sản: Thiếc, sắt, crom, titan, apatit, vật liệu xây dựng…
  • Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Những trở ngại: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

  • Phạm vị: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
  • Đặc điểm cơ bản:
    • Địa hình: Khá phức tạp
      • Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên badan
      • Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.
      • Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
      • Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biểu sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
    • Khí hậu:
      • Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 200C.
      • Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V-X, XI. Ở đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ từ tháng IX-XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX, VI.
  • Khoáng sản: Dầu khí (vùng thềm lục địa), Bôxit (Tây Nguyên)
  • Sinh vật:
    • Rừng cây họ Dầu phát triển và các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng.
    • Ven biển: rừng ngập mặn phát triển, các loài trâu, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim
    • Dưới nước giàu tôm, cá.
  • Những trở ngại: Xói mòn, rửa trôi đất vùng núi, ngập lụt rộng ở đồng bằng và hạ lưu sông lớn vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.