Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

1.1. Tình hình phát triển kinh tế

1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

– Quy mô:

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

Bảng. Quy mô GDP và GDP/người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La-tinh năm 2000 và năm 2020

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2020)

– Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh nhìn chung còn chậm và không ổn định.

– Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

1.1.2. Nguyên nhân

– Quy mô GDP của khu vực nhìn chung còn thấp là do các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường, … Sự chênh lệch về quy mô GDP giữa các quốc gia là do nguồn lực phát triển kinh tế các quốc gia trong khu vực khác nhau.

– Tốc độ tăng GDP của Mỹ La tỉnh còn chậm và không ổn định do nền kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, …

– Hiện nay, một số nước đã tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hoá thương mại, … nên nền kinh tế từng bước được cải thiện và đạt nhiều thành tựu.

1.2. Các ngành kinh tế

1.2.1. Nông nghiệp

– Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

– Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

– Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá (đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ).

Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020

Hình 1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020

1.2.2. Công nghiệp

– Công nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực Mỹ La-tinh.

– Công nghiệp khai khoáng rất phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Mỹ La-tinh là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc, 21% lượng kẽm của thế giới.

– Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển, nhiều sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao (sản xuất ô tô, máy bay,…).

– Các nước phát triển mạnh nhất là Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

1.2.3. Dịch vụ

– Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

– Lĩnh vực dịch vụ quan trọng của Mỹ La-tinh là ngoại thương.

– Mỹ La-tinh là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nhờ có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc.

Bãi biển Cô-pa-ca-ba-na

Hình 2. Bãi biển Cô-pa-ca-ba-na ở Ri-ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin)