1.1. Nội dung
– Viết bài giới thiệu ngắn về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.
– Vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020. Nêu nhận xét và giải thích.
1.2. Nguồn tư liệu
– Thông tin thu thập từ internet về hoạt động du lịch và xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
– Sách, báo, tạp chí có nội dung liên quan.
1.3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1. Hoạt động du lịch – Tiềm năng – Tình hình phát triển + Số lượt khách + Doanh thu 2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu – Vẽ biểu đồ – Nhận xét và giải thích |
1.4. Thông tin tham khảo
Bảng 14. Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2005 – 2019
(Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022)
1.5. Thu hoạch
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
1. Tiềm năng du lịch khu vực Đông Nam Á
– Đông Nam Á được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, được vinh danh qua rất nhiều giải thưởng danh giá về du lịch do tạp chí nổi tiếng và người du lịch bình chọn. Đến với Đông Nam Á, du khách không khó để tìm được một nơi chốn yêu thích dù là trên rừng hay dưới biển.
– Đông Nam Á là khu vực được nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là khách du lịch từ châu Âu, châu Mỹ lựa chọn. Với khí hậu nắng ấm quanh năm, những bãi biển xanh mát, nhiều địa danh như Bali (In-đô-nê-xi-a), Phuket (Thái Lan) hoặc Phú Quốc (Việt Nam) được các tạp chí du lịch ví là “thiên đường nghỉ dưỡng”.
– Ở Đông Nam Á, mỗi nước có nền ẩm thực khác nhau, mang nét đặc trưng của quốc gia. Và để gọi tên đầy đủ về ẩm thực của Đông Nam Á có lẽ chỉ đơn giản gói gọn trong 3 từ “ngon – bổ – rẻ”. Đúng như tiêu chí đó, ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Singgapore, Ma-lai-xi-a… khách du lịch có thể tìm thấy đồ ăn ở bất cứ hàng quán nào trên đường và ngồi nhâm nhi ngay tại vỉa hè để cảm nhận những trải nghiệm tuyệt vời. Để đẩy mạnh sự phát triển của du lịch thì khối các nước Đông Nam Á chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.
– Về phương tiện vận chuyển khách, sự phát triển của hàng không giá rẻ đang tác động mạnh đến khả năng đi du lịch của người dân trên thế giới, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có thể đi du lịch bằng đường hàng không.
Đảo Phú Quốc, Việt Nam
2. Tình hình phát triển du lịch
– Số lượt khách: Trong giai đoạn 2005 – 2019 số lượt du khách tăng 89,2 triệu lượt người (từ 49.3 triệu lượt người – năm 2005, tăng lên 138,5 triệu lượt người – năm 2019).
– Doanh thu du lịch: Trong giai đoạn 2005 – 2019 doanh thu về du lịch ở khu vực Đông Nam Á đã tăng 113,8 tỉ USD (từ 33.8 tỉ USD – năm 2005, tăng lên 147.6 tỉ USD – năm 2020). Trong đó, khu vực Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,9%.
– Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt là Việt Nam, trong những năm gần đây thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến. Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 20% so với năm 2017). Hai thị trường In-đô-nê-xi-a và Campuchia đạt tăng trưởng khách quốc tế đến ở mức hai con số nhờ nhu cầu tăng mạnh của thị trường khách Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Thái Lan, Phi-líp-pin và Xin-ga-po cũng đạt được những kết quả khả quan. Thái Lan tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới khi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 – 2,9 triệu lượt khách/năm trong vòng 4 năm vừa qua (2016, 2017, 2018, 2019).