Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 24: TH: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

1.1. Nội dung

1.1.1. Vẽ biểu đồ

– Dựa vào bảng 24 và kiến thức đã học, hãy:

+ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.

+ Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.

Bảng 1. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2020

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: WB, 2021)

1.1.2. Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại

Dựa vào bảng 24, thông tin tham khảo tại mục 1.3. và các nguồn tư liệu thu thập được, hãy viết báo cáo trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

Gợi ý nội dung báo cáo:

– Tình hình hoạt động ngoại thương của Nhật Bản

+ Hoạt động xuất khẩu: thứ hạng trên thế giới, trị giá xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu,…

+ Hoạt động nhập khẩu: thứ hạng trên thế giới, trị giá nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập khẩu,…

+ Cán cân xuất nhập khẩu.

– Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản (FDI): tổng vốn đầu tư, đối tác đầu tư,…

+ Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài (ODI): tổng vốn đầu tư, đối tác đầu tư,… + Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).

1.2. Chuẩn bị

– Máy tính, bút, thước kẻ, …

– Thu thập tư liệu từ internet, sách, báo, tạp chí, … về các đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

– So sánh, chọn lọc tư liệu thu thập được nhằm phục vụ nội dung báo cáo.

– Xây dựng đề cương báo cáo.

1.3. Gợi ý một số thông tin tham khảo

Thu thập tư liệu từ một số website như:

– Ngân hàng Thế giới: https://www.worldbank.org

– Tổng cục Thống kê Nhật Bản: https://www.stat.go.jp

– Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản: https://www.jetro.go.jp

Một góc cảng Tô-ky-ô

Hình 1. Một góc cảng Tô-ky-ô

1.4. Mẫu tham khảo

a. Vẽ biểu đồ

– Bước 1: Xử lí số liệu

Bảng 2. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020

– Bước 2: Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000-2020

Hình 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000-2020

b. Nhận xét

– Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và cán cân thương mại có sự thay đổi qua các năm:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng.

+ Cán cân thương mại thay đổi từ dương sang âm.

– Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, cán cân thương mại có chênh lệch:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu so với cơ cấu giá trị nhập khẩu: Giai đoạn (2000-2010) xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu; Giai đoạn (2015 – 2020) xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

+ Cán cân thương mại giai đoạn 2000 – 2010 là xuất siêu và giai đoạn 2015 – 2020 là nhập siêu.

c. Các hoạt động kinh tế đối ngoại

– Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

+ Hoạt động xuất khẩu: Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD; Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,…

+ Hoạt động nhập khẩu: Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD; Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử – điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 – 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 – 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

– Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

+ Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

+ Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

+ Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.