1.1. Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục
Hình 5.1. Chuyển động tự quay và hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất
a) Sự luân phiên ngày đêm
– Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng là do: có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm.
– Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trãi Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.
b) Giờ trên Trái Đất
– Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau ⇒ các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
– Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi giờ sẽ thống nhất có một giờ, đó là giờ múi.
– Giờ ở múi số 0 (múi có đường kinh tuyến gốc chạy qua giữa múi) được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia, tạo thành các khu vực giờ.
– Có quốc gia chỉ dùng một múi giờ những cũng có những nuớc có lãnh thộ rộng thường dùng nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,. .
– Ví dụ: Hà Nội (kinh độ 105°52’Đ) sẽ có giờ địa phương chênh 3 phút 24 giây so với Hải Phong (kinh độ 106°43’Đ).
Hình 5.2. Bản đồ giờ trên Trái Đất
– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyền ngày quốc tế.
+ Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thi lùi lại một ngày lịch,
+ Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch.
1.2. Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời
Hình 5.3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc
Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời có hai hệ quả: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau và tạo nên các mùa trong năm
a) Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
– Tất cả các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam đều có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
– Ngoại trừ, trừ hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 có thời gian ngày, đêm bằng nhau.
– Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau, càng xa Xích đạo sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng lớn.
Hình 5.4. Hiện tượng ngày và đêm vào các ngày 22-6 và ngày 22-12
b) Các mùa trong năm
– Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân sinh ra các mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66033′ làm cho góc chiếu của tỉa sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm.
– Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng ôn đới. Vùng nhiệt đới có hai mùa nhưng không rõ rệt, vùng hàn đới chì có một mùa lạnh kéo dài.
+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc