1.1. Vỏ địa lí
a) Khái niệm
Hình 17.1. Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
– Quan sát Hình 17.1 ta thấy được cấu tọa của lớp vỏ địa lí
– Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyền, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển)
– Các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
b) Giới hạn của vỏ địa lí
– Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyền, sinh quyển và bộ phận phía trên cùa thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn.
– Giới hạn:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 – 35km.
⇒ Trong phạm vi giới hạn của vỏ địa lí diễn ra năm quy luật địa lí quan trọng nhất là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, sự tuần hoàn vật chất và năng lượng, tính nhịp điệu, địa đới và phi địa đới.
1.2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
a) Khái niệm
– Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
– Nguyên nhân của quy luật này: là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh.
b) Biểu hiện của quy luật
– Nội dung: Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
– Một số ví dụ:
+ Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
+ Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).
Đất bị xói mòn
+ Ví dụ 3: A-ta-ca-ma là hoang mạc khô cằn nhất thế giới nằm dọc theo suờn tây của dãy An-đét do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru. Cứ khoảng 8-12 năm một lần, dòng biển nóng tiến sâu tới 12°N – 13°N. Lúc đó, những trận mưa rào đổ xuống A-ta-ca-nia, một phần hoang mạc xuất hiện vô vàn thực vật và sâu bọ, lòng cạn biển thành dòng sông, … Tình trạng nảy kéo dài khoảng 4 tháng.
Hoang mạc A-ta-ca-ma nở đầy hoa
c) Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
– Dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng
– Cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thồ trước khi sử dụng, khai thác dưới hình thức này hay hình thức khác.
⇒ Muốn cải tạo tự nhiên hợp lí không thể không tính đến quy luật về tính hoàn chỉnh của vỏ địa lí.