Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

1.1. Chuẩn bị

a) Dụng cụ:

– Sách SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức.

– Hình 10.1. Bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, Hình 10.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số trạm khí tượng trên thế giới.

– Bút, vở, thước, giấy A4, …..

b) Kiến thức về các đới và các kiểu khí hậu:

* Các đới khí hậu:

– Sự hình thành: Các đới nhiệt là cơ sở hình thành các đới khí hậu. Sự kết hợp giữa bức xạ mặt trời trong mỗi đới nhiệt, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm tạo ra các đới khí hậu như hình dưới đây.

Các vành đai nhiệt

– Sự phân bố: Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ

– Các đới khí hậu phân bố đối xứng qua xích đạo và cận xích đạo.

– Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên Trái Đất sẽ có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: một đới nóng, 2 đới lạnh và hai đới ôn hòa.

– Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính:

+ Đới khí hậu cực

+ Đới khí hậu cận cực

+ Đới khí hậu ôn đới

+ Đới khí hậu cận nhiệt

+ Đới khí hậu nhiệt đới

+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo

+ Đới khí hậu cận xích đạo

* Các kiểu khí hậu:

– Sự hình thành các kiểu khí hậu: 

+ Do sự phân bố đất liền và đại dương

+ Các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến

⇒ Khí hậu bị phân hóa theo chiều Đông – Tây → hình thành các kiểu khí hậu

– Sự phân bố: Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh độ

1.2. Nội dung thực hành

1.2.1. Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất

Hình 10.1. Bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất

Dựa vào hình 10.1, hãy:

– Xác định phạm vi va tên của các đới khí hậu.

– Cho biết sự phân hoá thành các kiểu khí hậu ở các đới.

– Xác định Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào.

1.2.2. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Hình 10.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số trạm khí tượng trên thế giới

Dựa vào hình 10.2, hãy:

– Phân tích yếu tố nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (khoảng bao nhiêu °C).

+ Biên độ nhiệt độ năm (khoảng bao nhiêu °C).

– Phân tích yếu tố lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa cả năm.

+ Chế độ mưa, thể hiện qua các tháng trong năm (chênh lệch nhiều hay ít, mưa nhiều vào những tháng nào; mưa ít hoặc không mưa vào những tháng nào,…).

1.3. Báo cáo thực hành

1.3.1. Hoạt động của các đới khí hậu và các kiểu khí hậu

– Phạm vi các đới khí hậu và các kiểu khí hậu

Đới khí hậu

Vĩ độ

Kiểu khí hậu

Xích đạo

0 – 50

 

Cận xích đạo

5 – 100

 

Nhiệt đới

100 – 23,50

– Nhiệt đới lục địa

– Nhiệt đới gió mùa

Cận nhiệt đới

23,50 – 400

– Cận nhiệt lục địa

– Cận nhiệt hải dương

– Cận nhiệt Địa Trung Hải

Ôn đới

400 – 66,50

– Ôn đới lục địa

– Ôn đới gió mùa

– Ôn đới hải dương

Cận cực

66,50 – 74,50

 

Cực

74,50 – 900

 

Núi cao

Có ở các vùng núi cao châu Á, Bắc Mĩ, Nam Âu,…

– Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

1.3.2. Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng trên thế giới

Trạm khí tượng

Hà Nội (Việt Nam)

U-pha (LB Nga)

Va-len-ti-a (Ai-len)

Yếu tố nhiệt độ (0C)

Tháng cao nhất

29 (VII)

19 (VII)

17 (VIII)

Tháng thấp nhất

18 (XII)

-6 (I)

8 (I)

Biên độ nhiệt

11

25

9

Yếu tố lượng mưa (mm)

Tổng lượng mưa

1894

584

1416

Chế độ mưa

Hai mùa rõ rệt

(mùa mưa, mùa khô)

Mưa nhỏ nhưng quanh năm

Mưa nhiều vào thu – đông

Tháng mưa nhiều

365 (VII)

90 (VII)

190 (XII)

Tháng mưa ít

20 (I)

35 (IV)

85 (V)