1.1. Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông
a) Đặc điểm
– Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông.
– Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
– Ví dụ: Khi tìm hiểu về Thạch quyển trong chương trình Địa lí 10 Kết nối tri thức các em sẽ được tìm hiểu:
+ Định nghĩa về thạch quyển
+ Lịch sử hình thành thạch quyển (bộ môn Lịch sử)
+ Các lực tác động đến thạch quyển (Vật lý – Hóa học), …..
– Có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
b) Vai trò
– Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống như: tận dụng các hiểu biết về tài nguyên gió kết hợp các kiến thức về năng lượng và kỹ thuật để chế tạo ra quạt gió (hình quạt gió trên các cánh đồng Đầm Nại ở Ninh Thuận)
Cánh đồng quạt gió Đầm Nại Ninh Thuận
– Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
– Hình thành dần các kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hằng ngày, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
– Góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển và bền vững.
1.2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
– Nội dung môn Địa lí phong phú, đa dạng chính là một lợi thế, có thể hỗ trợ tốt trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.
– Môn Địa lí mang đến những kiến thức tổng hợp về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lí đất đai và bảo vệ môi trường. Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
– Ví dụ: Hội thảo của Viện Địa lí nhân văn (Một trong những công việc sau khi học ngành Địa lí nhân văn)
Hội thảo của Viện Địa lí nhân văn về môi trường Việt Nam
– Từ những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lí đô thị, quản lí xã hội như hình ….
– Có thể trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo như nghề giáo viên Địa lí trong hình dưới đây, ….
Giáo viên hướng dẫn một tiết học Địa li