Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1.1. Vai trò của ngành công nghiệp

Công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong nền kính tế.

– Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đấy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

– Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đối sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp

Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm với những đặc điếm sau:

– Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học – công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

– Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao.

– Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

– Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.

1.3. Cơ cấu ngành công nghiệp

– Có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp, phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động.

– Theo cách này, công nghiệp bao gồm ba nhóm chính là: khái thác, chế biến và dịch vụ công nghiệp.

– Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như: dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, dựa vào mức độ tiến bộ trong quy trình sản xuất, …

Hình 23.2. Sơ đồ đặc điểm của ngành công nghiệp

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

– Vị trí địa lí:

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.

+ Khả năng tiếp cận thị trường.

– Tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.

+ Quỹ đất và giá đất ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp.

+ Tài nguyên nước, rừng, biển ảnh hưởng đến phân bố các ngành công nghiệp.

– Kinh tế – xã hội:

+ Dân cư, lao động:

. Đảm bảo lực lượng sản xuất (số lượng, chất lượng).

. Tác động đến thị trường tiêu thụ.

+ Khoa học – công nghệ:

. Thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu thay thế cho phát triển bền vững.

. Xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.

+ Vốn đầu tư và thị trường:

. Đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp.

. Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.

+ Chính sách phát triển công nghiệp:

. Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn.

. Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

. Xây dựng thương hiệu sản phẩm.